Học tập đạo đức HCM

Trồng thanh long ruột đỏ, vốn nhỏ lời to

Thứ năm - 06/12/2012 05:37
Khởi nghiệp với 2 gốc thanh long trồng khảo nghiệm, giờ đây, ông Trần Đình Dưỡng đã có hơn 800 gốc thanh long ruột đỏ, thu lợi hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Khởi nghiệp với 2 gốc thanh long trồng khảo nghiệm, giờ đây, ông Trần Đình Dưỡng, xóm 6, xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, Thái Nguyên đã có hơn 800 gốc thanh long ruột đỏ, thu lợi hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Từ mô hình của ông Dưỡng, huyện Phổ Yên đã quy hoạch vùng trồng thanh long đỏ với diện tích 5ha tại xã Phúc Thuận.

Với 7.000m2 đất được giao, ông Dưỡng trồng chè, vải, gừng… nhưng hiệu quả không cao. Chẳng lẽ để đất "chết" - câu hỏi cứ ám ảnh ông. Năm 2003, được tư vấn giống thanh long ruột đỏ nhập khẩu từ Đài Loan, ông lặn lội xuống Viện Rau quả T.Ư mua 2 cây về trồng thử. Qua vài vụ, thấy hiệu quả, ông chặt gần 1ha vải sắp đến kỳ thu hoạch để trồng thanh long đỏ. Với gia đình ông đây là một quyết định không dễ dàng. Nhưng với 400 gốc thanh long, gia đình ông thu 8 tấn quả (bình quân mỗi gốc thu 20kg quả), bán tại vườn 25.000 đồng/kg, gia đình ông thu về 100 triệu đồng.

Ông Trần Đình Dưỡng bên vườn thanh long ruột đỏ.

Cùng với vườn thanh long, ông còn nuôi 25 thùng ong mật và 20 đôi bồ câu Pháp. Tính tất cả 3 khoản thu, mỗi năm gia đình ông bỏ túi không dưới 150 triệu đồng. “Tới đây, 400 gốc thanh long mới trồng chắc chắn thu nhập của gia đình tôi sẽ nhiều hơn” - ông Dưỡng tin tưởng.

Với mong muốn giúp bà con thoát nghèo, ông còn đề đạt với chính quyền và Hội Cựu chiến binh xã Phúc Thuận đứng ra bảo lãnh cho hội viên vay vốn trồng thanh long. Đến nay, 19 gia đình tham gia dự án trồng thanh long ruột đỏ đã được UBND huyện Phổ Yên hỗ trợ 30% chi phí đầu tư. Ông Dưỡng cho biết: “Gia đình tôi vừa xuất hơn 1 vạn cây giống cho dự án với giá 7.000 đồng/cây. Không chỉ cung cấp cây giống, ông còn nhiệt tình tư vấn, hướng dẫn miễn phí cho các hộ trồng thanh long đỏ trên địa bàn.

Theo ông Dưỡng, trồng 1 gốc thanh long tính cả giống, cột (bê tông), phân bón và công lao động hết khoảng 110.000 đồng. Mỗi ha trồng 1.300 gốc, tổng đầu tư khoảng 150 triệu đồng, nhưng chỉ 3 năm là thu hồi đủ vốn, sau đó sẽ thu lãi mỗi năm không dưới 200 triệu đồng. Ông cũng lưu ý, bà con không nên trồng tràn lan và đặc biệt là phải chú ý bảo đảm tiêu chuẩn rau quả an toàn thì mới có hiệu quả bền vững.

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 1 đánh giá

3 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập176
  • Hôm nay36,734
  • Tháng hiện tại872,947
  • Tổng lượt truy cập89,551,281
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây