Học tập đạo đức HCM

Truy xuất nguồn gốc sản phẩm chăn nuôi

Thứ tư - 06/05/2015 22:41
Năm 2015 được Bộ NN-PTNT xác định là năm an toàn thực phẩm. Do vậy toàn ngành đẩy mạnh truyền thông và nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm đối với nông sản.
Từ đó, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng. Đây cũng là bước đệm quan trọng để Việt Nam chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho hội nhập AFTA và TPP.
Truy xuất nguồn gốc là giải pháp cho phép thu thập thông tin ngược dòng từ sản phẩm cuối cùng về nơi SX ban đầu. Đối với sản phẩm chăn nuôi lợn, sơ đồ truy xuất nguồn gốc thịt trình bày như sau:
Chiều đi của sản phẩm: Từ đầu nguồn đến cuối nguồn gồm trang trại chăn nuôi - cơ sở thu gom giết mổ - cơ sở bán buôn thịt - cơ sở điểm bán thịt lẻ - khách hàng.
Chiều truy xuất nguồn gốc: Từ cuối nguồn ngược về đầu nguồn.
Việc đẩy mạnh các giải pháp về quản lý và ứng dụng công nghệ cao trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản là hết sức cấp thiết. Trong đó, truy xuất nguồn gốc sản phẩm chăn nuôi là một giải pháp đang được nhiều nước có nên chăn nuôi tiên tiến trên thế giới áp dụng như Đức, Mỹ, Pháp, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan. Xu hướng hiện nay là sử dụng công nghệ thông tin và các thiết bị điện tử để giúp cho việc cập nhật thông tin, quản lý dữ liệu và truy xuất nguồn gốc sản phẩm được thuận lợi.
Truy xuất nguồn gốc sản phẩm là giải pháp quan trọng hàng đầu để nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm và tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm chăn nuôi trong quá trình hội nhập và phát triển. Giải pháp này muốn thành công thì cần phải có sự chủ động và phối hợp chặt chẽ của doanh nghiệp chăn nuôi, doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm và hệ thống quản lý nhà nước.
Giải pháp truy xuất nguồn gốc này sẽ rất hiệu quả vì những lý do sau đây:
a. Nâng cao ý thức và trách nhiệm của người SX, kinh doanh đối với sản phẩm của họ: Giải pháp truy xuất nguồn gốc giúp truy tìm được nơi sản phẩm chăn nuôi kém chất lượng hoặc mất an toàn thực phẩm. Do đó, những người SX, kinh doanh sản phảm chăn nuôi kém chất lượng trên thị trường sẽ bị phát hiện và bị xử lý hoặc bị khách hàng tẩy chay.
b. Giúp nâng cao uy tín và quyền lợi của nông dân, doanh nghiệp: Sản phẩm chăn nuôi có chất lượng tốt, an toàn thực phẩm có thể nhận diện, từ đó thu hút được khách hàng, tăng được giá bán và lợi nhuận, phát triển bền vững. Các cách thức làm ăn không chân chính sẽ giảm dần.
c. Đảm bảo an toàn thực phẩm cho sản phẩm chăn nuôi: Do việc truy ngược nguồn gốc sản phẩm, chúng ta có thể phòng ngừa, khắc phục và xử lý các công đoạn, các mắt xích gây mất an toàn thực phẩm trong quá trình SX và chế biến thực phẩm. Từ đó, nâng cao chất lượng và mức độ an toàn của sản phẩm phục vụ người tiêu dùng.
d. Giúp sản phẩm chăn nuôi Việt Nam có thể thâm nhập thị trường khu vực và thế giới: Trước bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập sâu rộng về kinh tế giữa Việt Nam và các nước đối tác trong khu vực và thế giới (AFTA, TPP), sản phẩm nông nghiệp nói chung và sản phẩm chăn nuôi nói riêng của nước ta phải cạnh tranh gay gắt với sản phẩm của các đối tác nước ngoài. Truy xuất nguồn gốc là biện pháp có tính đột phá để nâng cao chất lượng và uy tín cho sản phẩm chăn nuôi Việt Nam.
đ. Đẩy mạnh tính liên kết giữa các đối tác trong chuỗi SX, kinh doanh thực phẩm: Sản phẩm chăn nuôi muốn an toàn và chất lượng thì phải đảm bảo tất cả các khâu trong chuỗi giá trị, từ SX, giết mổ, bảo quản đến phân phối. Các đối tác tham gia trong chuỗi đều phải có trách nhiệm và liên kết chặt chẽ với nhau thì sản phẩm cuối cùng mới an toàn và chất lượng.
e. Hỗ trợ và tăng tính hiệu quả trong quản lý nhà nước về chăn nuôi: Cuối cùng, việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm giúp nhà nước quản lý sản phẩm theo chuỗi giá trị. Từ đó, có những định hướng, chính sách tốt cho ngành chăn nuôi, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Theo: nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập508
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại868,698
  • Tổng lượt truy cập92,042,427
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây