Học tập đạo đức HCM

Vào mùa hành tăm, lá thông rụng bỗng đắt như "vàng"

Thứ bảy - 18/08/2018 12:06
Những ngày này, bà con nông dân huyện Nghi Lộc (tỉnh Nghệ An) đang nhộn nhịp lên các đồi thông cào lá bán cho các hộ dân trồng hành tăm để phủ lên luống. Nhiều hộ dân “hốt bạc” nhờ bán lá thông khô.

Theo ghi nhận PV Dân Việt, trên các cánh đồng của các xã Nghi Mỹ, Nghi Kiều, Nghi Lâm… huyện Nghi Lộc (tỉnh Nghệ An) bà con nông dân đang tất bật vào vụ trồng hàng tăm, những cánh đồng dài tít tắp được phủ lên lớp lá thông màu nâu xám.

 vao mua hanh tam, la thong rung bong dat nhu 'vang' hinh anh 1

Nếu giá ổn định, mỗi sào hành tăm cho thu nhập 14 -15 triệu đồng. Ảnh: NL

Chị Nguyễn Thị Mai (xã Nghi Lâm) cho biết: “Cứ vào thời điểm này, người dân trong xã lại bận rộn cho vụ trồng hành tăm. Được mùa được giá nên hộ trồng hành tăm ngày càng tăng lên. Cây hành tăm khác biệt với nhiều cây trồng khác, hành tăm đạt năng suất cao, chất lượng thì phải phủ một lớp lá thông lên luống cho đất tơi xốp, chống các loại sâu bệnh. Thời điểm này, bà con đổ xô lên núi cào lá thông để bán, nhiều hộ thu tiền triệu mỗi ngày nhờ bán lá thông”.

Theo kinh nghiệm những hộ dân trồng hành tăm lâu năm, việc sử dụng lá thông để phủ lên luống, làm giảm chi phí, chống được thời tiết nóng, lạnh, nâng đỡ cây non phát triển tốt, tránh được côn trùng, sâu bệnh gây hại cây trồng và là nguồn bổ sung dinh dưỡng phân hữu cơ cho cây hành phát triển tốt, đảm bảo an toàn chất lượng sản phẩm.

 vao mua hanh tam, la thong rung bong dat nhu 'vang' hinh anh 2

Phủ một lớp lá thông khô lên luống, chống được thời tiết nóng, lạnh, nâng đỡ cây non phát triển trốt, tránh được côn trùng, sâu bệnh gây hại cây trồng và là nguồn bổ sung dinh dưỡng phân hữu cơ cho cây trồng phát triển tốt. Ảnh: XH

Chị Trần Thị Linh (xã Nghi Kiều) cho biết: “So với trồng lúa, 1 sào hành tăm có giá trị kinh tế gấp 10 lần trồng lúa. Trồng hành tăm có phần vất vả hơn, đòi hỏi cầu kỳ hơn, sau khi gieo giống xuống đất, phải phủ một lớp lá thông dày từ 10 – 15cm. Gia đình tôi phải huy động tất cả mọi nhân lực lên núi cào lá thông, nếu chưa đủ phải bỏ tiền mua thêm”.

Ông Nguyễn Huy Thắng (hộ trồng hành tăm xã Nghi Lâm) cho hay: “Toàn xã Nghi Lâm có khoảng 80 ha hành tăm. 1 sào hành tăm phải cần đến 450 – 550kg lá thông khô để phủ lên luống hành tăm, 1ha phải cần 10 tấn lá thông khô. Để trồng 1ha hành tăm cần 20 xe lá thông khoảng 4 – 5m3 (giá mỗi xe lá thông là 900.000 - 1 triệu đồng). Tính sơ sơ, 80ha hành tăm, bà con phải bỏ ra một khoản chi phí rất lớn là 800 triệu đến 1 tỷ đồng để mua lá thông”.

 vao mua hanh tam, la thong rung bong dat nhu 'vang' hinh anh 3

Những nơi khác, lá thông là thứ bỏ đi thì người trồng hàng tăm ở huyện Nghi Lộ được xem là hàng quý. Ảnh: XH

Ông Nguyễn Xuân Quang - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Nghi Lộc cho biết: Toàn huyện có khoảng 120 ha trồng hành tăm, chủ yếu tập trung ở các xã: Nghi Kiều, Nghi Mỹ, Nghi Lâm… Mỗi vụ trồng hành tăm có đến hàng nghìn tấn lá thông khô được bà con thu gom từ trên rừng xuống.

Bà con nông dân trồng hành tăm sử dụng lá thông để phủ lên luống, vì lá thông là vật liệu sạch, có độ xốp cao, cung cấp một lượng dinh dưỡng cho đất, rất phù hợp với các loại cây trồng có nhiều củ, đặc biệt là hành tăm. Trước khi trồng hành tăm, bà con đã vào rừng cào lá thông trước đó một thời gian, vận chuyển ra đồng ủ, đến khi gần mục mới dỡ ra phủ lên luống hành tăm.

Ông Quang cho biết thêm: Sử dụng lá thông khô để trồng hành tăm còn góp phần dọn sạch thực bì cho các rừng thông, hạn chế cháy rừng. 

Theo Lê Tập (danviet.vn)

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập339
  • Hôm nay97,070
  • Tháng hiện tại833,180
  • Tổng lượt truy cập93,210,844
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây