Lãi tiền triệu mỗi ngày
Trước khi đến với nghề nuôi chim bồ câu, anh Ngô Quang Hùng từng chăn nuôi lợn, gà nhưng đều không hiệu quả. Năm 2013, tình cờ xem trên tivi thấy nuôi chim bồ câu cho thu nhập cao, thế là anh quyết định đầu tư hơn 100 triệu đồng nuôi 150 cặp chim bố mẹ. Sau 6 tháng chăm bẵm, những chú chim câu non lứa đầu tiên đã được xuất bán, gia đình anh lãi hơn 30 triệu đồng.
Được vay vốn Quỹ HTND, anh Ngô Quang Hùng có điều kiện mở rộng quy mô nuôi chim. Ảnh: Thu Hà
Nhận thấy nuôi chim cầu vừa nhàn, cho thu nhập cao và quan trọng là nhu cầu thị trường còn rất lớn, anh Hùng quyết định đầu tư mở rộng quy mô chuồng nuôi, tăng số lượng chim bố mẹ lên tới 700 cặp năm 2015 rồi 1.500 cặp chim bố mẹ như hiện nay.
Anh Hùng bộc bạch: “Thú thật là nông dân, nhất là những nông dân trẻ mới khởi nghiệp như tôi rất thiếu vốn làm ăn. Trong khi đó, việc tăng đàn chim với quy mô lớn đòi hỏi rất nhiều vốn, không chỉ tiền mua con giống mà còn tiền thức ăn, xây chuồng trại. May mắn, tháng 5.2017, được Quỹ HTND cho vay 50 triệu đồng thực hiện phát triển kinh tế trang trại, tôi rất phấn khởi”. Với tổng diện tích chồng trại 300m2, mỗi tháng anh Hùng xuất bán hơn 700 cặp chim thịt với giá 110.000 – 140.000 đồng/cặp, thu về hơn 70 triệu đồng, trừ hết mọi chi phí còn lãi hơn 30 triệu đồng.
Liên kết sản xuất
Theo anh Hùng, điểm quan trọng là hiện nay nguồn cung chim bồ câu thương phẩm mới chỉ đáp ứng được khoảng 40% thị trường, nên việc tiêu thụ khá dễ dàng. Chính vì vậy, cùng với việc mở rộng quy mô nuôi chim câu, anh Hùng còn liên kết với hàng chục hộ nuôi chim câu trên địa bàn huyện Quế Võ để hỗ trợ nhau cùng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Cách nhà anh Hùng không xa, anh Nguyễn Kim Điền cũng được vay 50 triệu Quỹ HTND. Anh Điền chia sẻ: Tôi làm trang trại nuôi lợn, thả cá với quy mô lớn nhiều năm nay. Thấy nhiều hộ dân trong xã nuôi chim câu, tôi cũng muốn nuôi, nhưng ngặt nỗi thiếu vốn và không có kinh nghiệm nuôi chim. May mắn, thông qua dự án vay vốn Quỹ HTND, gia đình tôi không chỉ được cho vay 50 triệu đồng để đầu tư phát triển kinh tế trang trại mà còn được các hộ trong dự án chia sẻ kinh nghiệm nuôi chim”.
Ông Nguyễn Kim Đáng – Chủ tịch Hội ND xã Cách Bi cho biết, hiện nay, toàn xã có 52 hộ được cấp giấy chứng nhận trang trại. Trước khi vay vốn Quỹ HTND, hầu hết các hộ làm ăn tự phát, nhỏ lẻ. Khi được Quỹ HTND cho vay vốn thực hiện phát triển kinh tế trang trại, các hộ tập hợp thành nhóm hợp tác, giúp đỡ, hỗ trợ nhau cùng phát triển. “Thông qua, các tổ, nhóm liên kết này, bà con học hỏi, trao đổi với nhau về kinh nghiệm chăn nuôi. Các hoạt động hỗ trợ của Hội về tập huấn kỹ thuật, dạy nghề, hướng dẫn cách làm ăn đối với tổ, nhóm liên kết cũng thuận lợi” - ông Đáng cho hay.
theo Thu Hà
danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;