Học tập đạo đức HCM

Vẹm xanh dễ nuôi, vốn ít

Thứ năm - 15/05/2014 22:09
Vẹm xanh (Perna viridis) là loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ, sống ở nền đáy cát sỏi, rạn đá, san hô, cửa sông ven biển nước ta. Ngoài giá trị dinh dưỡng cao được dùng làm thực phẩm, vẹm xanh còn được sử dụng làm thuốc chữa bệnh và vỏ được dùng làm đồ mỹ nghệ.

Đặc điểm sinh học

Vẹm xanh (được đặt tên do vỏ có màu xanh), là một loài trai hai mảnh vỏ có tầm quan trọng về kinh tế trong họ Mytilidae. Vẹm phân bố ở vùng biển châu Á - Thái Bình Dương và đã được nuôi nhiều tại Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam.

Vẹm có hình dạng giống ngao (nghêu) nhưng vỏ thon dài hơn, hình bầu dục và có các đường sinh trưởng mịn. Vùng ngực nằm về phía đáy vỏ, chứ không nằm ở giữa như nghêu. Vẹm non thường có vỏ màu xanh dương, xanh lá cây; khi trưởng thành vỏ chuyển thành màu nâu đen, mặt trong vỏ màu trắng óng ánh. Vẹm sống chủ yếu ở vùng hạ triều đến độ sâu khoảng 10 m nước, độ mặn 20 - 30‰, đáy cứng, đá, sỏi, gỗ… Ở vùng nước lợ (cửa sông) vẹm thường nằm ở đáy nước. Ở vùng thủy triều chúng thường bám chặt rạn đá, san hô với chùm sợi dày.

Cũng như các loài nhuyễn thể khác, vẹm có tính ăn lọc bằng cách hút nước vào cơ thể rồi thải ra, thức ăn được giữ lại ở mang. Thức ăn của vẹm là sinh vật phù du và chất lơ lửng trong nước. Vẹm là loài sinh sản hữu tính, sức sinh sản cao và thành thục sau 1 - 2 năm tuổi, mùa vụ sinh sản chính là tháng 4 - 5 và tháng 9 - 11. Vào mùa sinh sản, khi gặp điều kiện thuận lợi, chỉ một sự biến đổi nhỏ của môi trường (nhiệt độ, độ mặn) thì tất cả các cá thể vẹm (đực và cái) trong khu vực đều phóng sản phẩm sinh dục (trứng và tinh trùng) vào nước. Trứng và tinh trùng thụ tinh trong nước, phát triển thành ấu trùng sống trôi nổi, một thời gian sau đó biến thái và chuyển sang sống bám vào các giá thể. Hình thức sinh sản trên sẽ giúp cho vẹm có cơ hội sống sót nhiều và phân bố rộng rãi hơn. Vẹm có tốc độ sinh trưởng nhanh, sau một năm tuổi chúng có thể đạt 8 - 12 cm cỡ 30 - 40 g/con.

 

Tình hình nuôi

Ngoài tự nhiên, vẹm xanh là đối tượng dễ khai thác, nên nguồn lợi vẹm đang ít dần. Hiện nay, vẹm xanh là đối tượng nuôi quan trọng ở Việt Nam, khu vực nuôi tập trung ở Nghệ An, Hà Tĩnh, đầm Lăng Cô (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đầm Nha Phu (tỉnh Khánh Hòa) và Kiên Giang.

Hiện nay, Việt Nam đã chủ động được con giống, tuy nhiên nguồn giống vẫn còn ít nên hình thức nuôi vẹm hiện nay rất ít nuôi treo (giống nhân tạo) mà chủ yếu vẫn là nuôi cọc lấy giống từ tự nhiên. Ở những vùng có vẹm phân bố tự nhiên, người dân chỉ cần mua cọc gỗ (đường kính 5 - 10 cm) dài 2 - 3 m cắm xuống đầm hoặc eo ngách ven biển với mật độ 2 cọc/m2. Sau khi trứng nở 15 ngày, ấu trùng vẹm sẽ bám vào cọc và lớn lên. Sau 4 tháng có thể kiểm tra cọc, loại bỏ bớt nếu mật độ vẹm bám quá dày và có thể chuyển cọc đến khu vực khác nếu thấy vẹm chết rải rác do nước ô nhiễm. Sau 8 - 10 tháng thì có thể thu hoạch. Nên thu hết vẹm trước tết âm lịch để tránh mùa dịch bệnh (tháng 1 - 2), vệ sinh cọc và đợi đến mùa vẹm sinh sản tiếp tục cắm để nuôi vụ mới.

Thịt vẹm có vị ngọt nhẹ, thơm ngon, bổ dưỡng, có thể ăn tươi, hấp, nướng, làm khô hoặc làm đông lạnh để xuất khẩu. Vỏ vẹm xanh có tầng xà cừ dày nên có thể chế tác thành nhiều mặt hàng mỹ nghệ. Vẹm còn được dùng để chế ra dầu vẹm xanh chữa bệnh xương khớp.

>> Chỉ cần bỏ ra 7 - 10 triệu đồng, người nuôi có thể mua được 1.000 cọc nuôi vẹm (dùng được 3 - 5 năm) và không phải đầu tư thêm. Sau 8 - 10 tháng, thu được 4 - 6 tấn vẹm, giá bán 20 - 25 nghìn đồng/kg, thu lãi trên 50 triệu đồng.

Dương Tử 
Nguồn: thủy sản việt nam
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập281
  • Hôm nay40,628
  • Tháng hiện tại815,906
  • Tổng lượt truy cập91,989,635
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây