Đó là số liệu ước tính tình hình xuất nhập khẩu bảy tháng đầu năm của Bộ Công thương. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng phải nhập trên 1,2 tỷ USD dược phẩm.
Mặc dù đã có ngành phân bón trong nước khá phát triển với các nhà máy lớn như Cà Mau, Phú Mỹ nhưng thống kê của Bộ Công thương vẫn cho thấy trong 7 tháng qua, nước ta phải nhập tới 2,4 triệu tấn phân bón với tổng trị giá trên 789 triệu USD (khoảng 16 ngàn tỷ đồng).
Trước đó, ngày 17.6, phát biểu tại Hội nghị giới thiệu Agro Expo 2015, ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết 80% số thuốc bảo vệ thực vật nhập về là từ Trung Quốc.
Trong cơ cấu thuốc bảo vệ thực vật, chủ yếu là thuốc trừ cỏ (45-47%), sau đó là thuốc trừ bệnh (27%), thuốc trừ sâu (23%) và một số thuốc khác.
Nhìn nhận về hậu quả, ngày 4.5, tại hội nghị quốc tế khu vực châu Á lần thứ 4 về “Công nghệ sử dụng vi khuẩn cố định đạm thúc đẩy sinh trưởng cây trồng”, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh cho rằng, thuốc trừ sâu, phân bón hóa học…không chỉ làm gia tăng chi phí sản xuất còn đang gây ra những bất ổn trong sản xuất nông nghiệp. Do đó, việc tìm kiếm thay thế cho các sản phẩm này là cần thiết cho nông nghiệp bền vững.
VN chi hơn 9000 tỷ đồng để mua thuốc trừ sâu và nguyên liệu
Đồng thời, các chế phẩm sinh học, thuốc trừ sâu sinh học nhằm thúc đẩy sinh trưởng thực vật, giúp giảm thiểu rủi ro trong quản lý sản xuất nông nghiệp.
Một con số khác, theo thống kê của Vụ Điều trị (Bộ Y tế) chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2011, cả nước có trên 3 nghìn vụ nhiễm độc thuốc trừ sâu với gần 3 nghìn người mắc và đã có trên 100 người tử vong.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra 43 hóa chất độc hại trong 286 tên thuốc thương mại nằm trong danh mục thuốc trừ sâu bị hạn chế sử dụng ở Việt Nam, thậm chí là bị cấm sử dụng như Monitor nhưng đang được dùng khá phổ biến để trừ sâu bệnh hại lúa, rau màu, cây công nghiệp, cây ăn quả.
Các nhóm chất độc hại trên có khả năng gây rối loạn nội tiết, làm suy yếu quá trình sinh sản của động vật, làm biến đổi giới tính và gây ra nhiều khối u ác tính.
Trong một diễn biến liên quan, phát biểu tại cuộc họp giữa các Bộ ngành Việt Nam với đại diện các đối tác phát triển đến từ nhiều nước, tổ chức quốc tế đề bàn về hướng hỗ trợ, khả năng hợp tác trong quản lý ATTP tại Việt Nam, ngày 24/6, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói: "Suy cho cùng người nông dân cũng vì lợi ích thôi. Hôm nay họ bán được thì vẫn để 2 luống rau nhưng ngày mai không ai mua nữa thì phải thay đổi".
Theo Phó Thủ tướng, khu bếp của nhiều gia đình trung lưu ở Việt Nam hiện nay luôn có chiếc máy lọc nước riêng.
“Họ cũng thường mua rau tại cửa hàng rau sạch. Nhiều người nhờ người thân ở quê để có nguồn rau, thịt riêng. Tôi không biết uống rượu nên không phân biệt được, nhưng bạn tôi nói rượu càng đắt thì rượu giả càng nhiều. Nhiều người khuyên giờ đi đâu uống rượu thì uống rượu rẻ tiền thôi", ông cho hay.
Mặt khác, Phó Thủ tướng cho rằng Việt Nam sát với Trung Quốc nên việc kiểm soát thuốc tăng trưởng, thuốc bảo vệ thực vật, nhất là thuốc kích thích, gia vị nhập lậu vô cùng khó.
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;