Học tập đạo đức HCM

Vinh danh đúng sẽ tạo động lực cho nông dân

Thứ hai - 01/09/2014 00:19
Ghi nhận, vinh danh làm sao để người nông dân (ND) cảm thấy được tôn trọng, qua đó họ có thêm động lực lao động, sáng tạo, cống hiến. Chương trình bình chọn, trao danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc” bước đầu đã làm được điều đó - Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Nguyễn Hồng Lý chia sẻ như vậy với phóng viên NTNN.

Phó Chủ tịch Nguyễn Hồng Lý cho biết: Cho đến nay, Việt Nam cơ bản vẫn là nước nông nghiệp, vì vậy việc ghi nhận, cổ vũ, động viên ND- đối tượng lao động sản xuất trực tiếp là một trong những giải pháp tốt nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn. Năm 2013, lần đầu tiên T.Ư Hội NDVN tổ chức bình chọn và trao danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc” gắn với Chương trình “Tự hào nông dân Việt Nam”. Đây hình thức ghi nhận, vinh danh những ND giỏi, sáng tạo, có nhiều cống hiến, đóng góp nổi bật trong công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM), bảo đảm quốc phòng an ninh.

 

Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Nguyễn Hồng Lý 

Được dư luận đánh giá tốt

Bà có thể chia sẻ ghi nhận của T.Ư Hội NDVN về những đánh giá, phản ánh của dư luận sau lần đầu tiên tổ chức vinh danh “Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2013” và Chương trình “Tự hào nông dân Việt Nam”?

- Năm 2013 chương trình đã bình chọn được 62 gương mặt ND để trao danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc”. Buổi vinh danh và trao danh hiệu đã được tổ chức chu đáo, ấn tượng tại thủ đô Hà Nội, được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam vào dịp kỷ niệm 83 năm Ngày thành lập Hội NDVN (14.10.1930-14.10.2013).

Bên cạnh danh hiệu “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi” và biểu dương “Điển hình cán bộ, nông dân điển hình tiên tiến” tổ chức định kỳ theo quy định thì danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc” là hình thức khen thưởng mang tính xã hội hóa đầu tiên được Hội NDVN tổ chức bài bản. Ngay trong quá trình tổ chức thực hiện, T.Ư Hội NDVN đã nhận được nhiều ý kiến chia sẻ, khen ngợi, ghi nhận tính thiết thực của Chương trình “Tự hào nông dân Việt Nam”, danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc” từ các cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và đông đảo cán bộ, hội viên, ND trên cả nước.

Buổi lễ vinh danh, trao danh hiệu được tổ chức trang trọng, được dư luận đánh giá tích cực. Bản thân những ND vinh dự được nhận danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2013” đều hồ hởi, phấn khởi. Nhiều người chia sẻ, danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc” không quan trọng ở vấn đề vật chất mà ý nghĩa ở tinh thần, như là “chất men” động viên, tiếp sức để họ tiếp tục vượt khó, tìm tòi trong lao động sản xuất, sáng tạo và cống hiến…

Có ý kiến cho rằng, Chương trình “Tự hào nông dân Việt Nam” không chỉ là vinh danh còn tạo ra không gian kết nối nhiều nông dân đi đầu trong phát triển nông nghiệp, nông thôn?

- Tôi rất tán đồng, nhất trí với ý kiến trên. Minh chứng là nhiều ND được trao danh hiệu “Nông dân Việt Nam suất sắc năm 2013” tụ hội về thủ đô Hà Nội đã gặp gỡ, trao đổi với nhau nhiều vấn đề trong lao động, sản xuất, kinh doanh, trong việc cống hiến, đóng góp cho cộng đồng, xã hội. Những ND giỏi có cùng mô hình sản xuất, kinh doanh, cùng lĩnh vực quan tâm đã chia sẻ với nhau những kinh nghiệm hay, bài học của những thành công và thất bại…

Điểm thú vị mà chúng tôi được biết là thông qua Chương trình “Tự hào nông dân Việt Nam” mà nhiều ND đã kết nối, tạo mối quan hệ làm ăn. Đó là những người khai thác, nuôi trồng thủy hải sản; chăn nuôi gia súc, gia cầm; nuôi trồng các loại cây con đặc sản; sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống, các mặt hàng mới mà thị trường trong nước, khu vực, thế giới đang có nhu cầu... Những ND trồng cà phê, cao su, hồ tiêu ở Tây Nguyên gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ bí quyết, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh với những ND trồng cà phê, cao su, hồ tiêu vùng Đông Nam Bộ; thậm chí những ND trồng thanh long giỏi, giàu kinh nghiệm đã chia sẻ, kết nối với những hộ trồng thanh long ruột đỏ ở các tỉnh phía Bắc...

Có thể nói, sau lễ trao danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2013”, trong danh bạ điện thoại của mỗi ND giỏi đã có thêm nhiều số điện thoại, địa chỉ liên lạc quan trọng, hữu ích cho công việc làm ăn. Thậm chí, nhiều ND giỏi đã tổ chức được những chuyến tham quan, học hỏi tại trang trại, gia trại, cơ sở sản xuất của nhau...

Bình chọn người xứng đáng

Bà có thể cho biết năm 2014, Chương trình bình chọn, trao danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc” có điểm gì khác so với năm 2013?

- Chương trình bình chọn, trao danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2014” được khởi động từ rất sớm và có sự chuẩn bị chu đáo, bài bản, chặt chẽ hơn. Ban chỉ đạo của chương trình ngoài Ban Tuyên giáo T.Ư, Hội NDVN, năm nay còn có thêm Bộ NNPTNT, Bộ Công Thương. Có thể nói, chương trình đã mang tầm quốc gia. Báo NTNN đã chủ động xây dựng kế hoạch, nội dung tuyên truyền về Chương trình “Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2014” từ rất sớm với việc mở chuyên trang giới thiệu chân dung các nhà nông giỏi, gương ND tiên tiến nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác đề cử, bình chọn.

Ban tổ chức chương trình cũng đã hoàn thiện và công bố rộng rãi thể lệ bình chọn danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2014” với nhiều điểm mới. Kênh tham gia đề cử được mở rộng, ngoài Hội ND các tỉnh, thành phố còn có các phóng viên, nhà báo; nhà nghiên cứu, nhà khoa học thuộc lĩnh vực nông nghiệp, ND, nông thôn. Điểm đáng chú ý, nếu đáp ứng đúng, đủ các tiêu chí của thể lệ, ND trên cả nước có thể tự ứng cử là ứng viên của Chương trình “Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2014”. Đây là cách làm khoa học, dân chủ, khách quan nhằm tìm ra những người thực sự xứng đáng nhận danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2014”…

Vị thế, sự ảnh hưởng lan tỏa của Chương trình “Nông dân Việt Nam xuất sắc” đến đâu trong bối cảnh xã hội đang có xu hướng lạm dụng, thậm chí “loạn” giải thưởng, vinh danh, thưa bà?

- Đúng là trong thời gian vừa qua có một số chương trình vinh danh, giải thưởng thiếu nghiêm túc, thậm chí có dấu hiệu lừa đảo, vi phạm pháp luật khiến cho dư luận xã hội bức xúc. Thông thường, các giải thưởng đó hướng đến đối tượng có tiền. Gần đây, các đối tượng còn tìm đến chào mời, gạ gẫm, thậm chí ép uổng những ND giỏi nộp tiền để nhận một giải thưởng, vinh danh nào đó, như Báo NTNN đã có loạt bài phản ánh. Tình trạng này cần được cảnh báo, ngăn chặn trong đó có vai trò, trách nhiệm của Hội ND các cấp. Chương trình “Nông dân Việt Nam xuất sắc” do T.Ư Hội NDVN chủ trì tổ chức không yêu cầu ND nộp bất cứ khoản chi phí nào. Nếu được bình chọn, ND được Ban tổ chức đài thọ tiền đi lại, nghỉ ngơi, tham gia các hoạt động tham quan, học tập kinh nghiệm, kiến thức. Ngoài biểu tượng của danh hiệu, ND còn được nhận một khoản tiền thưởng. Qua Chương trình bình chọn, vinh danh “Nông dân Việt Nam xuất sắc”, Hội NDVN muốn tạo một hình thức khen thưởng, vinh danh chính danh, chính đáng, là “sân chơi” lành mạnh, thiết thực đối với những ND tiên tiến. Vinh danh, trao thưởng đúng và trúng sẽ góp phần cổ vũ, động viên, tạo động lực lớn đối với ND...

Xin cảm ơn bà!

Chương trình bình chọn, trao danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc” do Ban Tuyên giáo T.Ư, Hội NDVN, Bộ NNPTNT, Bộ Công Thương chỉ đạo. Báo NTNN chủ trì phối hợp Công ty CP Phân bón Bình Điền, Công ty Hợp tác phát triển quốc tế (IDCC) và Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện. 
                                                                                                                                                                                  Theo danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập180
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm179
  • Hôm nay30,905
  • Tháng hiện tại223,998
  • Tổng lượt truy cập92,601,662
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây