Học tập đạo đức HCM

Vùng đất dân thoát nghèo nhanh, thành khấm khá nhờ hoa kiểng

Thứ ba - 13/11/2018 20:32
Xác định nguồn vốn là yếu tố quan trọng tạo điều kiện cho hội viên, nông dân phát triển kinh tế, trong thời gian qua, các cấp Hội Nông dân (ND) ở huyện Chợ Lách (Bến Tre) đã làm tốt công tác nhận ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác thông qua nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH).

Học nghề và vay vốn làm ăn

Tính đến nay, nguồn vốn Ngân hàng CSXH đã giúp cho hàng ngàn hộ nông dân ở huyện Chợ Lách có vốn làm ăn, tạo việc làm ổn định, phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Chị Nguyễn Thị Ngọc Thi ở ấp Thanh Xuân, xã Hưng Khánh Trung B là một trong những hộ thoát nghèo từ việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay ủy thác qua Hội ND huyện. Năm 2013, vợ chồng chị được cha mẹ cho ra ở riêng với 1.000m2 đất nông nghiệp, nhưng không có nghề nghiệp ổn định nên thu nhập của gia đình phụ thuộc hoàn toàn vào tiền làm thuê.

 vung dat dan thoat ngheo nhanh, thanh kham kha nho hoa kieng hinh anh 1

Chị Nguyễn Thị Ngọc Thi (xã Hưng Khánh Trung B, huyện Chợ Lách, Bến Tre) thoát nghèo, vươn lên khá giả nhờ được vay vốn đầu tư làm hoa, cây kiểng. Ảnh: C.K

Chị Nguyễn Thị Ngọc Thi cho biết: “Năm 2015, vợ chồng tôi đăng ký theo học lớp dạy nghề sửa cây cảnh bon sai do Hội ND xã Hưng Khánh Trung B tổ chức. Sau đó, đã mạnh dạn làm hồ sơ vay 30 triệu đồng từ nguồn vốn ưu đãi Ngân hàng CSXH để mua cây nguyên liệu sản xuất kiểng bon sai và cây cảnh. Sau hơn 2 năm chăm sóc, tạo dáng, tạo hình vườn kiểng của mình đã hoàn chỉnh với các chủng loại như nguyệt quế, mai chiếu thủy, vú sữa, linh sam”.

Ngoài thời gian chăm sóc vườn kiểng của gia đình, anh chị cũng tranh thủ đi sửa kiểng thuê ở các xã lân cận để tăng thêm thu nhập. Hiện tại, gia đình chị Thi được công nhận thoát nghèo, có thu nhập gần 100 triệu đồng/năm.

Gia đình của chị Nguyễn Thị Kim Bằng ở xã Tân Thiềng cũng là một điển hình thoát nghèo, vươn lên khá giả nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay. Năm 2015, cơ hội mở ra với gia đình chị Bằng khi Hội ND xã làm thủ tục cho vợ chồng chị vay 50 triệu đồng từ ngốn vốn ưu đãi của Ngân hàng CSXH để cải tạo vườn sản xuất cây giống. Với số vốn này, vợ chồng chị Bằng đã cải tạo gần 2.000m2 vườn tạp và mua hạt giống để ươm cây sầu riêng gốc ghép.

Đầu năm 2018, vợ chồng chị Bằng xuất bán hơn 20.000 gốc ghép sầu riêng, với giá bán 22.000 đồng/gốc. Trừ chi phí, chị Bằng có lợi nhuận hơn 300 triệu đồng. Gia đình chị Bằng đã được công nhận thoát nghèo trong năm 2017 và vươn lên là hộ có kinh tế khá giả.

Đảm bảo vốn vay đến đúng đối tượng

Hội Nông dân huyện Chợ Lách sẽ  tiếp tục chủ động phối hợp với Ngân hàng CSXH và các xã, thị trấn giám sát, hướng dẫn, kiểm tra chặt chẽ từng trường hợp vay vốn, đảm bảo nguồn vốn vay phát huy được hiệu quả tốt nhất…”.

Ông Ngô Văn Mười

Những năm qua, Ngân hàng CSXH huyện Chợ Lách đã luôn làm tốt vai trò cầu nối giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và đối tượng chính sách khác có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo.

Ông Lê Thanh Hiếu - Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Chợ Lách cho biết: “Tính đến gần cuối năm 2018, Ngân hàng CSXH huyện Chợ Lách đã cho 4.800 hộ là hội viên, nông dân vay vốn với tổng nguồn vốn đã giải ngân hơn 82 tỷ đồng. Trong đó hộ nghèo vay vốn là 468 hộ, hộ cận nghèo 669 hộ, hộ mới thoát nghèo là 584, còn lại là hộ vay   theo chương trình học sinh, sinh viên, nước sạch vệ sinh môi trường và nhà ở xã hội…

Theo ông Hiếu,  qua việc giải ngân vốn vay ưu đãi, nhiều hộ vay vốn đã làm ăn hiệu quả, tạo được sinh kế bền vững, không những thoát nghèo mà nhiều hộ còn vươn lên làm giàu, có điều kiện kinh tế khá giả…

Ông Ngô Văn Mười - Chủ tịch Hội ND huyện Chợ Lách cho biết, để tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng ủy thác, các cấp hội tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác bình xét cho vay, đảm bảo vốn vay đến đúng đối tượng, các hộ vay vốn sử dụng đúng mục đích, tập trung kéo giảm nợ quá hạn. “Hội ND huyện Chợ Lách tiếp tục chủ động phối hợp với Ngân hàng CSXH và các xã, thị trấn rà soát, lựa chọn phân công cán bộ có năng lực thường xuyên theo dõi, giám sát, hướng dẫn, kiểm tra chặt chẽ từng trường hợp vay vốn, đảm bảo nguồn vốn vay phát huy được hiệu quả tốt nhất” - ông Mười nói.

Theo Cao Khiết (danviet.vn)

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập281
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại192,183
  • Tổng lượt truy cập90,255,576
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây