Học tập đạo đức HCM

Xử Lý Chè Sau Khi Đốn

Thứ ba - 14/01/2014 19:59
Hiện nay phần lớn diện tích trồng chè các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, cây chè đang ở thời kỳ ngủ nghỉ sau khi đốn (thời gian này thường kéo dài từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau).
 
donche.jpg

Do đặc điểm sinh trưởng, chè là cây trồng lâu năm, nên nguồn sâu bệnh hại luôn tồn tại và tích luỹ trên nương chè rất lớn, đồng thời thành phần sâu bệnh hại rất phong phú đa dạng. Một số loại sâu hại phổ biến có khả năng hình thành dịch trên cây chè là rầy xanh (Chlorita flavescens), bọ cánh tơ (Physothrips setiventris), nhện đỏ nâu (Oligonychus coffeae) và một số loại nhện khác, bọ xít muỗi (Helopeltis theevora). Ngoài ra sâu cuốn lá, sâu chùm, sâu cuốn búp, rệp muội, sâu róm, bọ nẹt, ruồi đục lá, bọ xít, sâu kèn, mối hại v.v... cũng là những loại dịch hại cần chú ý.

Một số bệnh hại nguy hiểm trên cây chè phổ biến là bệnh phồng lá (Exobassidium vexans), bệnh chấm xám (Pestalotiopsis theae), bệnh chấm nâu (Colletotrichum camelliae). Ngoài ra các bệnh đốm trắng lá, thối búp, đốm mắt cua, bệnh sùi cành, bệnh loét cành, bệnh tóc đen chè, bệnh tảo và các bệnh do tuyến trùng cũng gây ra những thiệt hại đáng kể tuỳ thuộc vào giống chè, diễn biến thời tiết và mức độ thâm canh.

Việc phòng trừ sâu bệnh hại chè trong thời kỳ cây chè đang sinh trưởng mạnh (vụ thu hái) thường gặp rất nhiều khó khăn, do các loại sâu bệnh hại thường cư trú ẩn nấp, tồn tại ở mặt dưới lá hoặc trong tán lá, thân cành rậm rạp. Mặt khác áp lực sâu bệnh hại trên cây chè thời kỳ thu hái rất lớn nên việc chi phí phòng trừ tốn kém, mất nhiều công sức tiền của.

Vào những năm thời tiết có nhiều thay đổi như vụ đông xuân năm nay nhiều khả năng khô hạn và nhiệt độ có thể cao hơn mọi năm, do đó tình hình sâu bệnh hại trên chè cũng sẽ diễn biến phức tạp. Đặc biệt trên những nương chè nghèo dinh dưỡng hoặc bón quá nhiều phân đạm vô cơ không cân đối, thiếu nguyên tố vi lượng, thiếu cây che bóng ở điều kiện khô hạn sâu bệnh sẽ phá hại chè nặng hơn.

Như vậy giải pháp cần thiết có ý nghĩa kinh tế cho người trồng và các cơ sở sản xuất chè hiện nay là phải chú trọng khâu xử lý (phòng trừ sâu bệnh hại) chè sau khi đốn. Ở thời kỳ sau khi đốn việc phòng trừ sâu bệnh hại sẽ dễ dàng hơn ít chi phí hơn.

Sau đây là một số giải pháp cụ thể xử lý chè sau khi đốn, người trồng chè có thể tham khảo áp dụng:

1. Sau khi đốn chè phải tiến hành vệ sinh nương chè kịp thời, triệt để (thu gom tàn dư thân, cành, lá đem đốt hoặc tiêu huỷ) kết hợp diệt trừ cỏ dại.

2. Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại chè:

Cụ thể sau khi đốn chè 15 - 20 ngày tiến hành phun hỗn hợp thuốc Bullstar 262,5EC + Antracol 70WP (pha 25ml Bullstar 262,5EC + 30gr Antracol 70WP cho một bình 16 lít, phun cho một sào Bắc bộ.

- Thuốc Bullstar 262,5EC có sự phối hợp giữa hoạt chất Beta - cyflutherin và chlorpyrifos Ethyl nên hiệu quả trừ sâu và rầy rất cao; đồng thời có khả năng hạn chế sự kháng thuốc của các loại sâu rầy. Thuốc này có khả năng phòng trừ nhiều loại sâu hại trên cây chè và nhiều loại cây trồng khác như rầy xanh, bọ cánh tơ, bọ xít muỗi, bọ trĩ, rệp và các loại sâu ăn lá...

- Thuốc Antracol 70WP có tác dụng phòng trừ tốt các bệnh nấm hại chè như bệnh bệnh phồng lá, chấm xám, chấm nâu, đốm mắt cua, thối búp chè, bệnh tóc đen. Ngoài tác dụng phòng trừ nấm bệnh, thuốc này còn bổ sung vi lượng kẽm (Zn++) tinh khiết giúp cho cây chè sinh trưởng tốt hơn, lá chè xanh kéo dài dẫn đến cây chè cho năng suất cao hơn. Cơ sở của vấn đề này là do cây chè nhờ được bổ sung vi lượng kẽm đã tăng cường khả năng hút đạm và lân trong đất vùng rễ chè để sinh trưởng phát triển tốt hơn.

Bên cạnh đó thuốc Bullstar cộng với thuốc Antracol ngoài tác dụng phòng trừ các loại sâu bệnh hại trên cây chè còn có tác dụng kích thích cây chè sinh trưởng và phát triển mạnh. Đặc biệt bảo vệ cành cấp 1 là cành có chức năng quan trọng nhất, quyết định số nhánh số búp và năng suất của cây chè.
Nguồn: Khoa Học Cho Nhà Nông

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập356
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại238,906
  • Tổng lượt truy cập85,145,942
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây