Học tập đạo đức HCM

Xung quanh đề xuất gói kích cầu khu vực nông thôn: Sẽ gỡ “đầu ra” cho nông dân

Thứ bảy - 01/03/2014 21:24
"Áp dụng một gói kích cầu mà trọng tâm là tháo gỡ đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp hiện nay là điều nên làm và hoàn toàn có thể thực hiện được".
Ông Tạ Đình Xuyên - Phó Giám đốc Trung tâm Kinh tế và dự báo của Bộ KHĐT đã nói như vậy khi trả lời phỏng vấn của phóng viên NTNN.

Ông Tạ Đình Xuyên - Phó Giám đốc Trung tâm Kinh tế và dự báo của Bộ KHĐT
Ông Tạ Đình Xuyên - Phó Giám đốc Trung tâm Kinh tế và dự báo của Bộ KHĐT

Thưa ông, chỉ số giá tiêu dùng CPI đang ở mức thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Nhiều chuyên gia đã khuyến nghị nên có một gói kích cầu đầu tư và tiêu dùng. Ông nghĩ sao về điều này?

- Chỉ số CPI thấp chứng tỏ hàng hóa tiêu thụ chậm, đầu ra cho sản xuất đang bị ách tắc. Sức mua thấp cũng đang phản ánh một thực tế là thu nhập của đại bộ phận người dân chưa được cải thiện. Chưa kể, dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế còn chưa rõ nên người dân vẫn phải thắt lưng buộc bụng, chỉ tập trung vào những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. 

Vậy có kích cầu được không, theo tôi, Chính phủ vẫn đã và đang thực hiện điều này dưới nhiều cách khác nhau rồi. Đó là chúng ta đã và đang miễn giảm thuế cho doanh nghiệp (DN), người dân. Các ngân hàng đã từng bước hạ lãi suất. Tuy nhiên, để có gói kích cầu theo cách Nhà nước bỏ một số tiền cụ thể để "kích" thì khả năng của chúng ta chưa thể làm được như nhiều nước. Vấn đề là kích cầu ở đây cần phải được thực hiện tiếp như thế nào để vừa vực dậy được nền kinh tế, vừa kích thích được tiêu dùng, phát triển sản xuất của xã hội...

Việc tháo gỡ đầu ra của các sản phẩm nông nghiệp là cần phải làm ngay (ảnh minh họa).
Việc tháo gỡ đầu ra của các sản phẩm nông nghiệp là cần phải làm ngay (ảnh minh họa).

Hiện nay, nhiều ý kiến từ các chuyên gia kinh tế cho rằng kích cầu đầu tư và tiêu dùng nên dồn vào các DN sản xuất nông, lâm ngư nghiệp và người dân khu vực nông thôn - nơi tạo ra nhiều việc làm cho người lao động và đây cũng là thị trường tiêu thụ lớn? 

- Tôi cho rằng cái khó hiện nay không phải là lãi suất, vốn mà là đầu ra cho sản phẩm, cho sản xuất của chúng ta, đặc biệt là khu vực nông thôn. Nông dân đang không tiêu thụ được hàng, hoặc phải bán với giá rẻ. Vậy thì phải làm sao có một gói kích cầu để tháo gỡ đầu ra cho sản xuất nông nghiệp hiện nay. Các lĩnh vực như chế biến, xuất khẩu, chi phí đầu vào phải được đẩy mạnh đầu tư và hỗ trợ từ đó tạo ra các kênh lưu thông hàng hóa, tạo ra thu nhập, việc làm từ đó làm tăng sức mua cho xã hội...

Nhưng chúng ta cũng đã có nghị quyết về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường kích thích tiêu dùng... nhưng triển khai thực hiện còn quá chậm chạp, như vậy sẽ cản trở nhiều nếu tung ra một gói kích cầu nào đó, thưa ông?

- Tôi cho rằng, sẽ khó có gói kích cầu nào về hỗ trợ lãi suất như chúng ta đã từng làm hồi năm 2009. Hồi đó, Chính phủ đã sử dụng gói kích cầu để hỗ trợ lãi suất 4%/năm cho khoản vay ngân hàng bằng VND của DN, hộ sản xuất bắt đầu thực hiện từ tháng 2.2009, đối với hầu hết các ngành, lĩnh vực cơ bản của nền kinh tế. Hiệu quả của nó đến nay vẫn chưa được tổng kết, đánh giá. 

Do vậy, nếu có kích cầu hiện nay, tôi cho rằng, cần phải nhằm vào những ngành, lĩnh vực nào mà có thể giải quyết được cái "đầu ra", chứ không phải cho các DN hoặc cá nhân hộ gia đình vay để rồi không nắm chắc họ có sử dụng đúng mục đích là đầu tư vào sản xuất, kinh doanh hay không. 

Đang có một khoảng cách rất lớn giữa giá mà người nông dân bán ra và giá bán mặt hàng đó trên thị trường, đến tay người tiêu dùng. Nếu xử lý được vấn đề này sẽ tăng thu nhập thực được cho nông dân và như thế rõ ràng sẽ tạo ra một thị trường nội địa lớn?

"Phải làm sao có một gói kích cầu để tháo gỡ đầu ra cho sản xuất nông nghiệp hiện nay. Các lĩnh vực như chế biến, xuất khẩu, chi phí đầu vào phải được đẩy mạnh đầu tư và hỗ trợ, từ đó tạo ra các kênh lưu thông hàng hóa, tạo ra thu nhập, việc làm...”.

Ông Tạ Đình Xuyên

- Tất cả là do công tác phối hợp của chúng ta chưa tốt, các chính sách hỗ trợ cũng chưa tốt. Tôi chỉ ví dụ chúng ta đang có 14 mặt hàng nông sản chủ lực nhưng nhiều năm các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về hợp tác 3 nhà, 4 nhà, thậm chí 5-6 nhà đều chưa mang lại hiệu quả. Nay "kích" vào thì cần phải có một "nhạc trưởng" đứng ra tổ chức thì nông dân mới có thể làm được. 

Các bộ ngành cần giúp nông dân xúc tiến hợp tác, đẩy mạnh xuất khẩu thì mới có thể tháo gỡ khó khăn cho sản xuất của nông dân, chứ không chỉ tung ra một nắm tiền thì khó có thể hiệu quả.

Vậy theo ông, nếu có một gói kích cầu về nông thôn hiện nay thì nên như thế nào để đem lại hiệu quả thực sự?

- Như tôi đã nói, kích cầu là chính sách đúng và rất hay để tháo gỡ khó khăn nhưng thực hiện méo mó thì sẽ làm mất tác dụng. Nếu có gói kích cầu thì cần phải đúng đối tượng. Ví dụ với khu vực nông thôn không gì khác là đầu tư cho thủy lợi, giao thông, điện khí hóa, cần hỗ trợ đầu tư những gì mà tạo "đầu ra" cho nông dân. 

Bên cạnh đó, gói kích cầu nông thôn có thể đầu tư hỗ trợ các DN thuộc các thành phần kinh tế phát triển sản xuất, mở rộng dịch vụ theo hướng tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Kích cầu bằng giải pháp đầu tư trực tiếp và gián tiếp thông qua hỗ trợ lãi suất ngân hàng là giải pháp quan trọng hàng đầu của Nhà nước...

Xin cảm ơn ông!
Nguồn: danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập422
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại859,486
  • Tổng lượt truy cập92,033,215
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây