Học tập đạo đức HCM

Bạc Liêu: Một cơ sở phải sản xuất từ 50-70/kg khô trâu/ngày để phục vụ các "thượng đế"

Thứ tư - 17/02/2021 20:11
Vào tháng cao điểm dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, để đảm bảo số lượng cung cấp theo đặt hàng của các cơ sở bán lẻ trong và ngoài huyện, cơ sở phải sản xuất từ 50 - 70kg khô trâu/ngày.

Thời gian qua, có lẽ nhiều người đã biết đến chả cá thát lát, cá thát lát muối sả nghệ và gạo Một bụi đỏ Hồng Dân (Bạc Liêu) là sản phẩm tiêu tiêu biểu đã được công nhận sản phẩm OCOP Bạc Liêu năm 2020. Hiện nay, khô trâu của một cơ sở tại địa phương cũng vừa được trao bằng chứng nhận là sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Ngoài những gia đình có thói quen tự làm khô để ăn tết, thì thời gian qua huyện Hồng Dân có nhiều cơ sở sản xuất khô phục vụ nhu cầu của thị trường Tết. Tuy không tập trung sôi động như những làng nghề khác, nhưng những cơ sở làm khô cũng tất bật và không kém phần sôi động khi vào cao điểm mùa sản xuất, phục vụ nhu cầu người tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu.

Bạc Liêu: Một cơ sở phải sản xuất từ 50-70/kg khô trâu/ngày để kịp giao hàng dịp Tết - Ảnh 1.

Khô trâu Hồng Dân là sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh. Ảnh: Tùng Lâm.

Đặc thù các mặt hàng khô ở huyện Hồng Dân là các cơ sở chủ yếu sản xuất để cung cấp cho thị trường Tết các loại khô cá đồng như: Khô cá lóc, khô sặc đồng, khô cá sặc bổi và khô cá kèo...

Nhiều mặt hàng khô của nông dân trong huyện sản xuất ra đã và đang được chọn làm sản phẩm đặc trưng của địa phương. Trong đó, đặc sản nổi tiếng nhất phải nhắc đến là khô trâu. Các cơ sở làm khô thì có nhiều ở địa phương, nhưng làm khô trâu thì chỉ có khoảng chục cơ sở. Trong đó, cơ sở khô Trâu của bà Nguyễn Thị Mỹ Nhân ấp Ninh Thạnh II, xã Ninh Hòa là một điển hình.

Bạc Liêu: Một cơ sở phải sản xuất từ 50-70/kg khô trâu/ngày để kịp giao hàng dịp Tết - Ảnh 2.
Bạc Liêu: Một cơ sở phải sản xuất từ 50-70/kg khô trâu/ngày để kịp giao hàng dịp Tết - Ảnh 3.

Các nhân công phải tích cực sản xuất để kịp giao hàng khô trâu cho khách đặt dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Ảnh: Tùng Lâm.

Sau nhiều năm phấn đấu thực hiện tốt quy trình sản xuất thực phẩm an toàn, đến cuối năm 2020 vừa qua mặt hàng khô trâu Hồng Dân sản xuất tại cơ sở Mỹ Nhân đã được cấp giấy chứng nhận là sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh Bạc Liêu.

Theo bà Thị Liên, ở ấp Kinh Xáng, xã Lộc Ninh, là người có thâm niên gần chục năm làm khô trâu cho biết, đối với sản phẩm khô trâu đòi hỏi người làm phải có kỹ thuật, bí quyết kinh nghiệm lâu năm mới có thể cho ra những mẻ khô ngon, có giá thành hợp lý.

Bởi đầu vào của thịt trâu tươi ngon để làm nguyên liệu đã khoảng 220 ngàn đồng/kg, mà cứ khoảng gần 3kg thịt tươi mới làm ra 1kg khô thành phẩm. Trong khi đó, giá khô trâu bán sỉ ở thời điểm hiện tại trung bình từ 650 - 700 ngàn đồng/kg, thì người làm khô trâu không có lãi nhiều.

Bạc Liêu: Một cơ sở phải sản xuất từ 50-70/kg khô trâu/ngày để kịp giao hàng dịp Tết - Ảnh 4.

Cơ sở phải sản xuất từ 50-70/kg khô trâu/ngày để kịp giao hàng dịp Tết. Ảnh: Tùng Lâm.

Tuy nhiên, do biết cách chọn loại thịt có chất lượng để làm khô ít hao hụt và kỹ thuật ướp gia vị thơm ngon, hấp dẫn, đảm bảo an toàn thực phẩm. Nên khô trâu của cơ sở luôn được nhiều người ưa chuộng.

Phấn đấu để đưa sản phẩm khô Trâu vào OCOP cấp tỉnh đã là sự cố gắng, nỗ lực cao trong một thời gian khá dài. Chính vì vậy, để giữ vững và nâng cao chất lượng sản phẩm, nhằm phát triển thị trường là vấn đề chủ cơ sở luôn quan tâm hàng đầu hiện nay.

Chính vì đã có thương hiệu uy tín trên thị trường, nên vào tháng cao điểm dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, mỗi ngày cơ sở Mỹ Nhân phải tập trung sản xuất. Để đảm bảo số lượng cung cấp theo đặt hàng của các cơ sở bán lẻ trong và ngoài huyện, cơ sở phải sản xuất từ 50 - 70kg khô trâu/ngày.

Theo Chúc Ly - Tùng Lâm/danviet.vn
https://danviet.vn/bac-lieu-mot-co-so-phai-san-xuat-tu-50-70-kg-kho-trau-ngay-de-phuc-vu-cac-thuong-de-20210217141126582.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập196
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm195
  • Hôm nay26,056
  • Tháng hiện tại938,602
  • Tổng lượt truy cập93,316,266
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây