Ngày 5/8, UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức hội nghị Tổng kết công tác phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô 2019 - 2020; đánh giá kết quả hợp tác liên kết bao tiêu, chế biến xuất khẩu lúa gạo, thủy sản giữa doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) với nông dân trên địa bàn.
Nói về việc phát triển giống lúa ST24 và ST25 tại tỉnh Bạc Liêu, ông Hồ Quang Cua, cho biết: "Định hướng nghiên cứu của chúng tôi về lúa thơm thời gian qua đã có sự chuyển đổi phù hợp với vấn đề xâm nhập mặn. Hiện lúa ST24 và ST25 rất phù hợp với công tác phòng chống xâm nhập mặn, các giống này có thời gian sinh trưởng dưới 100 ngày. Bên cạnh đó, đây là các giống lúa đầu tàu về chịu mặn".
Hiện tại Bạc Liêu, các địa phương của vùng lúa - tôm là huyện Phước Long, Hồng Dân và thị xã Giá Rai đã được tỉnh đầu tư 3.500ha.
Theo ông Cua, hiện nhu cầu tiêu thụ lúa thơm rất cao nên lúa ST24, ST25 tiêu thụ dễ dàng, tạo động lực cho các doanh nghiệp nỗ lực tham gia đầu tư liên kết với người sản xuất. Việc tiêu thụ dễ cũng kích thích mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân. Đây là xu hướng tốt, phù hợp với chủ trương phát triển của nhà nước.
"Trên thị trường, từ khi ST25 đạt giải gạo ngon nhất thế giới thì xu hướng sử dụng gạo có thương hiệu ở Việt Nam tăng lên rất cao. Sản xuất gạo cao cấp cũng đang là một xu hướng. Nếu ở vùng lúa - tôm với diện tích 30.000ha này, doanh nghiệp thông tin và vốn đến người nông dân đầy đủ thì chúng tôi cho rằng vùng lúa - tôm của Bạc Liêu có 1/3 diện tích (10.000ha) có thể trồng lúa thơm có giá trị cao", ông Cua nhận định.
Ông Cua cũng cho rằng, thực tế, xu thế và mong ước của nông dân và doanh nghiệp ở Bạc Liêu trong sản xuất lúa chất lượng cao là rất lớn. Hiện với 3.500ha đang được tỉnh hỗ trợ sản xuất lúa thơm thì chỉ cần 2 doanh nghiệp tham gia là việc liên kết tiêu thụ ổn.
"Chúng ta cần xây dựng vùng sản xuất lúa thơm ST ở vùng lúa - tôm của cả bán đảo Cà Mau. Đây sẽ là một vùng có tiếng trên bản đồ sản xuất gạo thế giới. Cơ sở của việc này là ở khả năng xuất khẩu gạo an toàn sang thị trường Mỹ và châu Âu rất dễ dàng. Chúng tôi đề xuất sản xuất lúa thơm ở vùng lúa tôm này theo hướng an toàn và các chương trình sản xuất lúa ở đây chúng ta cố gắng hạn chế hóa chất", ông Cua nêu ý kiến.
Tại hội nghị, nhiều đại biểu cũng cho rằng, hướng sản xuất lúa an toàn để xây dựng thương hiệu gạo cho tỉnh Bạc Liêu và Việt Nam nói chung rất cần thiết và phù hợp với xu thế chung.
Tại hội nghị, ông Lưu Hoàng Ly- Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Bạc Liêu, cho rằng: "Hiện nay khí thế của các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất lúa thơm ở Bạc Liêu là rất tốt. Trong tương lai chúng ta sẽ phát triển thêm, định hướng khoảng 60.000ha trong tổng diện tích trồng lúa".
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;