Học tập đạo đức HCM

Giá thịt lợn giảm 20.000 đồng/kg, vì sao tiểu thương ở đây cười vui phấn khởi?

Thứ sáu - 23/10/2020 05:46
Ghi nhận tại một số chợ dân sinh tại địa bàn Hà Nội cho thấy, giá thịt lợn những ngày gần đây đã giảm trung bình 20.000 đồng/kg so với tháng trước. Giá thịt lợn giảm mạnh giúp người tiêu dùng chi tiêu thoải mái hơn, theo đó các tiểu thương bán được nhiều thịt hơn nên rất phấn khởi.

Sáng qua, chị Nguyễn Thị Thảo trú ở xã Tân Triều, Thanh Trì (Hà Nội) đưa con đi học rồi tranh thủ ghé vào chợ mua thức ăn và không khỏi ngạc nhiên khi thấy giá thịt lợn giảm mạnh. 

Chị Thảo cho biết: Hiện giá thịt lợn nạc, ba chỉ dao động từ 140.000-150.000 đồng/kg; sườn giá 150.000 đồng/kg, giảm so với tháng trước tới 20.000-30.000 đồng/kg.

Giá thịt lợn giảm 20.000 đồng/kg, vì sao tiểu thương ở đây cười vui phấn khởi? - Ảnh 1.

Người dân mua thịt lợn tại một chợ dân sinh trên địa bàn phường Văn Quán (Hà Đông, Hà Nội).

"Mấy tháng vừa qua giá thịt lợn đắt quá, có lúc lên tới 200.000 đồng/kg nên nhà tôi cũng phải tính toán lại mức chi tiêu, giảm mua thịt lợn, thay vào đó là tăng mua cá tôm, thịt gia cầm, trứng... Nay thấy giá thịt lợn giảm nên tôi quyết định mua thêm 1kg sườn về nướng cho bọn trẻ ăn" - chị Thảo nói thêm. 

Tương tự, chị Nguyễn Hồng Lâm, làm nghề giáo viên, trú tại quận Hà Đông cho biết, thời gian qua giá thịt lợn liên tục ở mức cao, cộng với ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên những gia đình có thu nhập trung bình phải thắt chặt chi tiêu. Chồng chị Lâm làm nghề lái xe, tính ra thu nhập chính của 2 vợ chồng chỉ được khoảng 15 triệu đồng/tháng. 

Giá thịt lợn giảm 20.000 đồng/kg, vì sao tiểu thương ở đây cười vui phấn khởi? - Ảnh 2.

Tiểu thương buôn bán thịt lợn tại chợ đêm nông sản Văn Quán.

"Gia đình tôi có 2 con đang tuổi ăn tuổi học, chi phí sinh hoạt ngày càng tốn kém nên khi giá thịt lợn tăng cao quá, tôi cũng phải tính toán tiền đi chợ hàng ngày để cân đối, chuyển sang mua các loại thực phẩm khác giá rẻ hơn. Mới đầu cũng thèm thịt lợn đấy, nhưng dần dần cũng quen. Nay đi chợ thấy giá thịt giảm tới 20.000 đồng/kg nên tôi quyết định mua thêm 1kg thịt ngon về cải thiện" - chị Lâm vui vẻ nói.

Lí giải về nguyên nhân giá thịt lợn giảm mạnh, chị Trương Thị Hương, trú tại xã Hoà Chính (Chương Mỹ, Hà Nội) - tiểu thương chợ đêm nông sản Văn Quán cho biết, do giá thịt lợn móc hàm nhập tại lò mổ giảm nên giá thịt lợn tại chợ cũng giảm theo. 

Hiện, giá lợn hơi trên thị trường tại khu vực Hà Nội đang dao động từ 60.000-67.000 đồng/kg, giảm từ 15.000-20.000 đồng/kg so với tháng 9 nên giá thịt lợn giảm theo là điều dễ hiểu.

Giá thịt lợn giảm 20.000 đồng/kg, vì sao tiểu thương ở đây cười vui phấn khởi? - Ảnh 3.

Chị Trương Thị Hương cho biết, hiện mỗi ngày quầy thịt của chị tiêu thụ hết 1 con lợn mảnh.

Chị Hương cho biết, các tiểu thương tại chợ này chủ yếu giao thịt cho các nhà hàng, quán ăn nên giá bán cũng thường thấp hơn các chợ dân sinh trong khu vực từ 10.000-20.000 đồng/kg tuỳ loại. 

Cụ thể, giá thịt lợn mông, ba chỉ 120.000 đồng/kg; giá sườn 150.000 đồng/kg; sườn bỏ xương cục giá 170.000-180.000 đồng/kg; giá nạc thăn 150.000 đồng/kg; thịt chân giò 120.000 đồng/kg; tim, cật 150.000 đồng/kg... 

"Hiện mỗi ngày tôi tiêu thụ hết 1 con lợn, còn nhà chị Oanh, tiểu thương quầy bên cạnh có phiên bán hết 2-3 con. Giá thịt lợn giảm về mức hợp lý với túi tiền, nên người mua cũng xông xênh, chi tiêu thoáng tay hơn. Thậm chí có khách còn bảo chỉ chờ giá thịt lợn rẻ để mua về ăn" - chị Hương cười nói.

Tương tự, chị Loan - một tiểu thương ở chợ Hà Đông cũng cho biết, giá thịt lợn rẻ hơn trước nên người đi buôn cũng dễ thở hơn.

"Hồi giá lợn đắt, đi chợ này nào tôi cũng nghe lời than vãn, kêu ca của các bà nội trợ, thậm chí hỏi giá xong có người quay đi luôn. Có phiên buôn bán ế ẩm, âm cả vào vốn. Bây giờ giá thịt lợn giảm về mức hợp lý rồi nên chúng tôi dễ thở hơn. Chúng tôi chỉ lo tình hình mưa bão phức tạp, cuối năm dịch bệnh bùng phát mạnh, giá lợn hơi lại tăng trở lại" - chị Loan cho biết.

Giá thịt lợn giảm 20.000 đồng/kg, vì sao tiểu thương ở đây cười vui phấn khởi? - Ảnh 4.

Giá thịt lợn tại một số chợ dân sinh tại Hà Nội giảm về mức hợp lý nên các tiểu thương cũng tiêu thụ thuận lợi hơn trước.

Trong khi đó, tại chợ Mễ Trì Hạ (Nam Từ Liêm, Hà Nội), giá thịt lợn ba chỉ và thịt nạc thăn từ chỗ cao nhất 180.000-190.000 đồng/kg nay đã giảm xuống còn 130.000-150.000 đồng/kg; giá thịt mông sấn và thịt vai giảm xuống mức 130.000-140.000 đồng/kg, thịt chân giò 140.000 đồng/kg, sườn 140.000-150.000 đồng/kg.

Chị Phạm Thị Liên, tiểu thương bán thịt lợn tại chợ, nói rằng so với thời điểm tháng 5 năm nay, giá thịt lợn bán tại chợ giảm khoảng 30.000-50.000 đồng/kg.

Theo ghi nhận của PV, hiện giá lợn hơi tại thị trường miền Bắc đang dao động từ 60.000-67.000 đồng/kg, tuỳ địa bàn. 

Đại diện ban quản lý chợ đầu mối Gia súc gia cầm Hà Nam cho biết, những ngày này, lượng lợn đổ về chợ khá dồi dào, dao động quanh mức 500-700 con lợn/ngày. Giá lợn lợn hơi tại chợ này, loại đẹp nhất hiện khoảng 66.000-67.000 đồng/kg, còn lại dao động từ 60.000 - 62.000 đồng/kg.

Không để dịch tả lợn châu Phi tái phát, lây lan diện rộng

Trước nguy cơ dịch tả lợn châu Phi tái phát, lây lan trên diện rộng, mới đây Bộ NNPTNT đã có công văn "nóng" gửi các tỉnh, thành tăng cường tập trung chỉ đạo kiểm soát.

Bộ NNPTNT cho biết, báo cáo của các cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương, hiện nay, cả nước có 324 xã của 29 tỉnh, thành phố có bệnh bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) chưa qua 21 ngày.

Để khẩn trương kiểm soát, ngăn chặn các ổ dịch tái phát và lây lan diện rộng, khắc phục ngay những khó khăn, tồn tại, bất cập trong công tác phòng, chống bệnh DTLCP, Bộ NNPTNT đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương chỉ đạo các Sở, ngành và chính quyền các cấp tập trung các nguồn lực để tổ chức thực hiện quyết liệt và đồng bộ các biện pháp phòng, chống bệnh DTLCP theo đúng chỉ đạo của Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, trong đó có Quyết định số 972/QĐ-TTg ngày 07/7/2020 về việc phê duyệt "Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, giai đoạn 2020 - 2025".

Bộ NNPTNT yêu cầu các địa phương tránh tình trạng chủ quan, lơ là để dịch bệnh tái phát, lây lan diện rộng, trong đó Sở NNPTNT thành lập ngay các Đoàn công tác do lãnh đạo Sở, lãnh đạo UBND làm trưởng đoàn, đồng thời cử các tổ cán bộ kỹ thuật đến trực tiếp các địa phương có ổ bệnh DTLCP (chưa qua 21 ngày) để phối hợp với chính quyền cơ sở tổ chức các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch, kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh tái phát, lây lan diện rộng.

Khẩn trương xây dựng, trình UBND cấp tỉnh phê duyệt, bố trí kinh phí và các nguồn lực để tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch phòng, chống bệnh DTLCP của địa phương. Kế hoạch của địa phương phải cần có mục tiêu, giải pháp cụ thể và phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện, bảo đảm thống nhất với các nội dung của kế hoạch quốc gia.

Tổ chức thực hiện phòng, chống bệnh DTLCP theo nguyên tắc tuân thủ và thực hiện những nội dung, giải pháp tại kế hoạch quốc gia, cũng như những biện pháp cụ thể tại 2 các văn bản của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống bệnh DTLCP, văn bản của Bộ NN-PTNT và các văn bản hướng dẫn kỹ thuật của Cục Thú y.

Chủ động triển khai giám sát dịch bệnh trên đàn lợn, nhất là tại các khu vực đã từng có dịch bệnh xuất hiện, khu vực có nguy cơ cao để phát hiện sớm, kịp thời xử lý dứt điểm ngay khi phát hiện lợn mắc bệnh, nghi mắc bệnh DTLCP.

Xử lý nghiêm các trường hợp không báo cáo dịch bệnh, bán chạy, giết mổ, vứt xác lợn bệnh, nghi mắc bệnh ra môi trường; báo cáo kịp thời, đầy đủ về tình hình dịch bệnh từ cấp thôn đến cấp xã, huyện và tỉnh theo đúng quy định của Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thú y.

Theo Thiên Ngân/danviet.vn
https://danviet.vn/gia-thit-lon-giam-20000-dong-kg-vi-sao-tieu-thuong-o-day-cuoi-vui-phan-khoi-20201023114143936.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập89
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại277,966
  • Tổng lượt truy cập92,655,630
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây