Học tập đạo đức HCM

Giá thịt lợn “ngất ngưởng” hơn 200.000 đồng/kg, tiểu thương “khóc ròng”

Thứ hai - 25/05/2020 09:24
Vài ngày gần đây, giá thịt lợn “móc hàm” dao động ở mức trên 130.000 đồng/kg. Điều này “đẩy” giá thịt lợn thành phẩm tại các chợ, siêu thị lên mức từ 200.000 đến gần 300.000 đồng/kg.

Giá thịt lợn quá cao, sức mua giảm, tiểu thương lo thất nghiệp

Sau khi giá lợn hơi liên tục "lập đỉnh" mới, sức mua tại các chợ, siêu thị giảm mạnh khiến việc bán hàng của tiểu thương gặp khó. Do đó, nhiều người chọn cách không tăng giá để giữ khách, giữ nghề và bán thêm các mặt hàng nông sản đề "bù lỗ".

Chị Liễu, một tiểu thương tại chợ Nghĩa Tân (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, kể từ khi thịt lợn lên giá đỉnh cuối tuần trước, giá thịt bán lẻ cũng duy trì ngưỡng 180.000 - 200.000 đồng/kg. Theo đó, sức mua của người tiêu dùng đã giảm khoảng 30%.

Cụ thể, thịt vai, mông sấn có giá 180.000 đồng/kg, thịt ba chỉ 180.000 - 200.000 nghìn đồng/kg, sụn non, sườn thăn bỏ cục 200.000 đồng/kg… Theo nhận định của tiểu thương này, với mức giá lợn "móc hàm" trên 130.000 đồng/kg, giá thịt thành phẩm tại chợ phải tăng lên khoảng 10.000 đồng/kg. Tuy nhiên, một số hàng vẫn bán mức thấp hơn khoảng 150.000 – 170.000 đồng/kg chủ yếu để giữ khách, giữ nghề chứ không thể có lãi.

Giá thịt lợn “ngất ngưởng” hơn 200.000 đồng/kg, tiểu thương “khóc ròng” - Ảnh 1.

Nhiều tiểu thương lo lắng bị thất nghiệp do giá thịt lợn quá cao, sức mua giảm

Anh Toản, một tiểu thương đang bán với mức giá này cho hay, cả 2 vợ chồng đều không có nghề nghiệp phụ nên mọi chi tiêu trong nhà nhờ hết vào việc buôn bán thịt lợn. Nếu không thể giữ được khách thì gia đình anh Toản có thể thất nghiệp cả hai vợ chồng.

"Mức giá này là mức lỗ so với giá 133.000 – 134.000 đồng/kg lợn móc hàm, song, chúng tôi phải bán kèm rau quả trong vườn để bù lại, chỉ mong sao khách hàng còn hiểu", anh Toản nói.

Theo chia sẻ của anh Toản, nếu như trước đây thì không có chuyện người bán thấp, người bán cao ở chợ, nhưng vì không bán được hàng, nhiều người bỏ chợ nên mọi người không còn kiểm soát người khác, mạnh ai người nấy làm...

Bên cạnh đó, tại một số dân sinh khác tại Hà Nội như Phú Lãm (Hà Đông), Phùng Khoang (Thanh Xuân),... cũng ghi nhận trường hợp tương tự như vậy, bên cạnh những gian hàng tăng giá theo giá tăng của lợn hơi thì vẫn có những cửa hàng chấp nhận bán mức giá thấp để giữ khách.

Thịt nhập khẩu không "hút" khách, doanh nghiệp chăn nuôi tăng giá lợn

Theo chị Hương, chủ một cửa hàng kinh doanh online thịt lợn nhập khẩu từ Nga cho biết, mặc dù có giá thấp hơn nhiều lần so với thịt lợn bán lẻ trong nước nhưng đến nay, người bán thịt nhập khẩu vẫn phải tìm cách bán tháo hàng vì "ế".

"Đa số khách hàng vẫn cứ hỏi cửa hàng bán thịt lợn nhập khẩu có gần đây không để đến tận nơi mua. Tuy nhiên, điều đó rất khó bởi việc kinh doanh thịt lợn nhập khẩu chỉ được xem là công việc tạm thời", chị Hương nói.

Ngoài ra, chủ cửa hàng này cho biết thêm, hầu như tuần nào cũng phải đưa ra khuyến mãi để "đẩy" hàng đi. Tuy nhiên, mỗi tuần chỉ bán vỏn vẹn được khoảng 20kg, khách hàng chủ yếu vẫn là những người trẻ, biết công nghệ. Do đó, cái khó trong bán thịt nhập khẩu vẫn là không tiếp cận được đại bộ phận người dân.

Ngoài ra, chủ một cửa hàng kinh doanh thực phẩm tại chợ Nghĩa Tân (Cầu Giấy) cũng cho hay, nguyên nhân chính vẫn là thói quen tiêu dùng của người dân bởi cửa hàng có bán đầy đủ các loại thịt lợn nhập khẩu nhưng vẫn không hút được khách. Vì vậy, thịt lợn nhập khẩu quá ế ẩm nên cửa hàng này đã không nhập thêm mặt hàng này.

Giá thịt lợn “ngất ngưởng” hơn 200.000 đồng/kg, tiểu thương “khóc ròng” - Ảnh 2.

Tái đàn, bổ sung nguồn cung vẫn là giải pháp cốt yếu để hạ giá thịt lợn.

Mới đây, nhiều đại diện doanh nghiệp chăn nuôi lớn như C.P vừa công bố tăng thêm 3.000 đồng/kg lợn hơi. Theo đó, đây là lần thứ 2 C.P và các doanh nghiệp chăn nuôi lớn tăng giá lợn. Các đợt tăng giá liên tiếp diễn ra chỉ cách nhau khoảng một ngày.

Được biết, cho tới hiện tại, C.P cùng các doanh nghiệp lớn không đưa ra bất kỳ bình luận nào về tổn thất trong gần 2 tháng qua khi bán lợn hơi ở mức 70.000 đồng/kg. Tuy nhiên, đại diện C.P cũng đã bày tỏ ý kiến: Doanh nghiệp sẵn sàng đồng hành để điều tiết giá lợn, nhưng đã đến lúc phải phần nào vận hành theo quy luật cung cầu của thị trường.

Tại các siêu thị tiện ích, giá thịt lợn của các công ty kinh doanh theo kiểu "từ trang trại đến bàn ăn" không qua các cầu trung gian, nhưng giá lại đắt hơn chợ dân sinh từ 10.000-30.000 đồng/kg. Nguyên nhân được lý giải là bởi các loại phí quá đắt, nhiều loại lên tới 25%.

Cụ thể, giá sườn non của Vissan giá cao nhất 280.000 đồng/kg (đắt hơn chợ 80.000 đồng/kg), thịt ba chỉ rút sườn 250.000 đồng/kg (đắt hơn chợ 50.000 đồng/kg). Tại siêu thị BigC, giá sườn non: 259.000 đồng/kg (đắt hơn chợ 59.000 đồng/kg); thịt ba chỉ: 173.000 đồng/kg; móng giò: 139.000 đồng/kg (đắt hơn chợ 29.000 đồng/kg)…

Nhận định về việc giá thịt lợn "leo thang", Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, nguyên nhân tình trạng trên là do vấn đề cung cầu. Hiện tại, nguồn cung đang rất thiếu, theo báo cáo của Bộ NN&PTNT trong giai đoạn từ 2018 đến 2019 đã thiếu khoảng 20 đến 21% tổng đàn lợn và cũng như sản lượng thịt cung cấp cho thị trường.

Đến ba tháng đầu năm 2020, đàn lợn tiếp tục lại thiếu hơn 20% so với 3 tháng đầu năm 2019. Theo ông Hải, tuy những số liệu thống kê được cung cấp như vậy nhưng rất nhiều địa phương phản ánh tình hình có thể thiếu hơn rất nhiều.

"Như thông tin Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang đã cung cấp cả 2 loại lợn giống và thịt thì thiếu đến trên 50%. Điều đáng nói, đây không phải câu chuyện chỉ ở một mà ở nhiều tỉnh thành. Trong khi hiện nay trên toàn quốc, 63 tỉnh thành thì vẫn còn khoảng 17 đến 18 tỉnh, địa phương chưa công bố hết dịch. Như vậy, người nông dân, người chăn nuôi vẫn chưa yên tâm để tái đàn. Tình trạng này khiến nguồn cung thì rõ ràng đang rất thiếu.

Một số các hộ đang muốn tập trung để quay lại tái đàn thì có hai vấn đề. Một là họ không còn vốn để đầu tư. Vấn đề thứ hai, dù có vốn thì con giống lại rất đắt. Hiện tại, một con lợn giống có thể đã lên khoảng 2,5 triệu đồng, thậm chí đến hơn 3 triệu đồng/con. Như vậy, nếu người dân tính toán không cẩn thận thì họ sẽ không có hiệu quả khi tái đàn có thể dẫn tới tình trạng "đã thiếu lại càng thiếu", Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập139
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại200,333
  • Tổng lượt truy cập92,577,997
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây