Học tập đạo đức HCM

Hà Giang mưa lớn kỷ lục suốt 60 năm, Bắc Trung bộ oằn mình chịu đợt nắng nóng khốc liệt nhất kể từ năm 1971

Thứ tư - 22/07/2020 06:48
Trong khi tại Hà Giang, mưa lớn 60 năm mới có một lần thì các tỉnh Bắc Trung bộ lại trải qua đợt nắng nóng kỷ lục nhất kể từ năm 1971 đến nay. Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường yêu cầu các địa phương không được để một hộ dân nào thiếu nước sinh hoạt.

Nắng nóng còn kéo dài ở Bắc Trung bộ

Sáng 22/7, tại TP. Vinh (Nghệ An), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) phối hợp với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức "Hội nghị tăng cường công tác ứng phó với hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn và phòng, chống thiên tai tại khu vực Bắc Trung bộ".

Bộ NN&PTNT: Bàn giải pháp phòng chống thiên tai tại khu vực Bắc Trung bộ - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Xuân Cường - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT làm việc với tỉnh Nghệ An về tình hình biến đổi khí hậu, hạn hán, thiếu nước trên địa.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Xuân Cường - Bộ trưởng Bộ NNPTNT cho biết, những năm qua tác động của biến đổi khí hậu diễn vô cùng khắt nghiệt, thậm chí là dị thường khiến nhiều ngành, địa phương rất lúng túng trong việc đối phó. 

Đặc biệt, diễn biến thời tiết năm nay hết sức bất thường nên càng cần phải nêu cao cảnh giác. 

Theo Bộ trưởng, Bắc Trung Bộ là khu vực có mật độ sông, suối dày đặc, nhiều hồ nhất cả nước, trong đó có nhiều hồ nhỏ; địa hình rất dốc, chia cắt; các đồng bằng nhỏ rất manh mún; mùa mưa tập trung vào những tháng cuối năm.

Trước mắt, cần tập trung nhân lực nhằm ứng phó để chống hạn cho diện tích cây trồng, trong đó có khoảng 26.000 ha lúa đang bị hạn mà một nửa có nguy cơ mất trắng nếu khoảng một tuần nữa không có mưa; đồng thời bàn công tác chống lũ; xây dựng giải pháp căn cơ, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Bộ NN&PTNT: Bàn giải pháp phòng chống thiên tai tại khu vực Bắc Trung bộ - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Xuân Cường - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT thị sát đập Nam Đàn ngày 21/7.

Riêng tại Nghệ An, trong 6 tháng đầu năm 2020 mặc dù đại dịch Covid-19 ảnh hưởng vô cùng lớn nhưng nông nghiệp của tỉnh vẫn có bước phát triển với tốc độ tăng trưởng 4,98%, cao hơn năm ngoái. 

Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, diễn biến của thời tiết rất phức tạp, khó lường, ảnh hưởng không chỉ đến sản xuất nông nghiệp mà còn đe dọa đến an toàn, tính mạng của người dân. Hiện nay tổng diện tích các loại cây trồng bị hạn, thiếu nước là 13.591 ha, trong đó diện tích lúa 10.583 ha, trong đó khoảng 4.500 ha lúa bị hạn nặng có thể mất trắng.

Để đối phó có hiệu quả với sự biến động của thời tiết, chủ động phòng, chống thiên tai, ngay từ đầu năm, Nghệ An đặc biệt quan tâm, thực hiện nghiêm túc theo phương châm: "Chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả, trong đó lấy phòng là chính", ông Thái Thanh Quý – Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An cho biết.

Thích ứng nhanh, phòng ngừa kịp thời

Trong khi đó, ông Vũ Đức Long, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, cho hay, từ tháng 5 đến nay, khu vực Bắc Trung bộ đã xuất hiện 6 đợt nắng nóng (phổ biến 5 đến 7 ngày), đợt kéo dài nhất 14 ngày; nhiệt độ cao nhất đo trong các đợt nắng nóng từ 38 - 40 độ C, có nơi trên 40 độ C. Trong tháng 6, nhiều nơi ở Bắc Trung bộ có trên 20 ngày nắng nóng. Sang tháng 7, nắng nóng tiếp tục diễn ra, nhiệt độ cao hơn trung bình nhiều năm trên 2 độ C.

Bộ NN&PTNT: Bàn giải pháp phòng chống thiên tai tại khu vực Bắc Trung bộ - Ảnh 3.

Ông Nguyễn Xuân Cường – Bộ trưởng Bộ NN&PTNT chị đạo"Hội nghị tăng cường công tác ứng phó với hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn và phòng, chống thiên tai tại khu vực Bắc Trung bộ". Ảnh: Cảnh Thắng

Trong khi đó, lượng mưa tích lũy từ đầu năm đến nay phổ biến từ 200 - 500 mm, thấp hơn so với trung bình nhiều năm cùng kỳ từ 30 – 60%; riêng Hà Tĩnh, Quảng Bình thấp hơn 80%.

 "Đây là đợt nắng nóng kéo dài nhất kể từ năm 1971. Dự báo đến tháng 8 ở khu vực này vẫn còn nắng nóng song không gay gắt như vừa qua", ông Long nói.

Phát biển tại hội nghị, ông Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, cho hay toàn tỉnh gieo cấy trên 90.000 ha lúa, tuy nhiên hạn hán khốc liệt khiến 10.000 ha thiếu nước, trong số này 4.500 ha bị hạn nặng nguy cơ mất trắng nếu trong 10 ngày tới không có mưa.

"Trong lúc chống hạn, chúng tôi đồng thời chuẩn bị sẵn sàng các phương án để ứng phó với mùa mưa bão sắp tới. Trước mắt Nghệ An đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất Chính phủ hỗ trợ địa phương kinh phí chống hạn, như tiền dầu, tiền điện dùng để bơm nước cứu lúa; hỗ trợ kinh phí nâng cấp 39 hồ đập bị xuống cấp để đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ...", ông Hiếu cho hay.

Bộ NN&PTNT: Bàn giải pháp phòng chống thiên tai tại khu vực Bắc Trung bộ - Ảnh 4.

Tình hình hạn hán khốc liệt khiến cho 10.000ha lúa ở Nghệ An thiếu nước trầm trọng, nếu 7 ngày tới không có mưa nguy cơ mất trắng diện tích này rất cao. Ảnh: Cảnh Thắng

Ông Nguyễn Xuân Cường - Bộ trưởng Bộ NNPTNT cho rằng, toàn vùng Bắc Trung Bộ vẫn còn 35% dung tích nước tích trữ, do đó cần tận dụng nguồn nước này để cứu gần 26.000 ha lúa gặp hạn hán (bao gồm 10.000 ha ở Nghệ An). 

Riêng 46.000 hộ dân ở Bắc Trung bộ thiếu nước sinh hoạt, Bộ trưởng Cường nhấn mạnh các địa phương bằng mọi giá "không để một hộ dân nào không có nước dùng, phương án cuối cùng là phải chở nước đến cho dân".

Theo Bộ trưởng Cường, 3 biện pháp lâu dài đối với vùng Bắc Trung bộ là tổng rà soát cơ cấu sản xuất nông, lâm, thủy sản; bố trí cây trồng vật nuôi theo hướng thích ứng và giảm diện tích lúa ở những vùng bấp bênh; cơ cấu lại ngành thủy sản phù hợp; quan tâm phát triển kinh tế lâm nghiệp khu vực phía Tây. 

Về tình hình mưa lũ sắp tới, Bộ trưởng Cường lưu ý từng địa phương phải chủ động các phương án bởi đây là vùng có nhiều hồ đập, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Ngoài ra, Bắc Trung bộ nắng nóng quá lâu nên khi gặp mưa sẽ dễ xảy ra sạt lở đất.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị rà soát lại toàn bộ các thiết chế hạ tầng lớn, nhất là các hồ chứa nước; đánh giá, tính toán lại phương án trị thủy các dòng sông một cách hiệu quả hơn;… đặc biệt lưu ý các tỉnh cần chủ động ứng phó với tình hình lũ. Tinh thần là phải rà soát toàn bộ, phương án, kế hoạch ứng phó thực sự sát thực tiễn.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập233
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm231
  • Hôm nay11,629
  • Tháng hiện tại325,319
  • Tổng lượt truy cập90,388,712
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây