Học tập đạo đức HCM

Hà Tĩnh: Áp dụng công nghệ sản xuất muối sạch theo phương pháp trải bạt ô kết tinh

Thứ hai - 26/06/2023 03:43
Trước thực trạng diện tích nghề làm muối tại địa phương ngày càng bị thu hẹp, người dân không mặn mà sản xuất do chất lượng muối không đảm bảo, giá bán thấp, cơ sở hạ tầng xuống cấp, mô hình sản xuất muối sạch bằng phương pháp trải bạt ô kết tinh đã được huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) triển khai thí điểm tại thôn Tân Phong, xã Đỉnh Bàn nhằm chuyển giao khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả trong sản xuất muối, tăng giá trị thu nhập trên 1 đơn vị diện tích.
Mô hình được triển khai trên quy mô 0,5 ha, có 05 hộ dân tham gia. Qua quá trình sản xuất cho thấy, sản xuất muối bằng phương pháp trải bạt có nhiều ưu điểm vượt trội. Do sản xuất muối trên ô trải bạt nhựa nên lượng nước bốc hơi nhanh, vì thế thời gian kết tinh hạt muối đã giảm từ 10-12 giờ xuống 7-8 giờ, như vậy giảm được 3-4 giờ giúp rút ngắn được chu kỳ sản xuất, sản phẩm tạo ra đảm bảo chất lượng và năng suất sản lượng tăng cao hơn so với cách sản xuất truyền thống .
image 20230626144656 1

Bà con diêm dân thôn Tân Phong, xã Đỉnh Bàn đang phấn khởi thu hoạch muối tại mô hình trải bạt ô kết tinh
Ông Trần Văn Phượng  là một trong những diêm dân được hỗ trợ thực hiện mô hình tại thôn Tân Phong, xã Đỉnh Bàn cho biết: Trước đây, làm muối trên nền đất  thì mất rất nhiều công lao động, tốn thời gian để cải tạo nền đất, nạo vét, phơi bùn, làm chắc nền ruộng. Một vụ muối người dân phải mất 1-2 tháng để chuẩn bị. Thế nhưng hạt muối làm ra chất lượng lại kém, lẫn tạp chất quá nhiều, giá thành thấp, khó tiêu thụ, nên năng suất và hiệu quả kinh tế thấp. Còn bây giờ làm muối trải bạt, dù chi phí đầu tư ban đầu có cao hơn nhưng rất tiện, mình chỉ cần lấy mặt bằng rộng, đo bạt rồi trải. Hạt muối tạo ra trên nền bạt trắng sạch, to, ráo nước, nhiều người ưa chuộng, giá bán cao hơn.
“So với sản xuất theo truyền thống trước kia, sản lượng muối sản xuất bằng trải bạt cao hơn 0,5-0,7 tạ/sào/ngày. Như những ngày vừa qua, mỗi ngày gia đình tôi thu được khoảng 1,2 -1,5 tạ/sào, với giá bán từ 2.100-2.300 đồng/kg, mỗi ngày gia đình tôi sẽ có thu nhập từ 250-300 nghìn đồng, cao hơn trước kia mà đỡ tốn công sức rất nhiều”. ông Phượng cho biết thêm.
image 20230626144656 2

Bạt trải có thể sử dụng cho những vụ sản xuất tiếp theo giúp diêm dân đỡ tốn chi phí đầu tư
Về cơ bản, giai đoạn sản xuất muối theo phương pháp trải bạt giống với phương pháp truyền thống, chỉ khác ở ô kết tinh có lót bạt nhựa. Khi gặp thời tiết thuận lợi, nắng to, chỉ trong 1 ngày, muối trên bạt nhựa đã kết tinh để cho thu hoạch. Còn đối với nền đất phải mất 2-3 ngày.
Đang vừa tập trung thu hoạch ruộng muối của gia đình, ông Trần Văn Tiến cũng là hộ tham gia mô hình này phấn khởi trò chuyện: “Nghề làm muối vất vả lắm, nhất là vào buổi chiều khi muối cho thu hoạch mà gặp mưa giông thì coi như mất công cả ngày. Được cái, làm trên nền bạt, lỡ khi xảy ra cơn mưa trái mùa thì chỉ cần thu hoạch muối xong, dọn sạch sẽ ô trải bạt không để nước cũ tồn nhiều trên mặt bạt làm ảnh hưởng đến chất lượng muối, đã có thể tiếp tục đưa nước từ các ô chứa vào ô kết tinh để sản xuất tiếp. còn làm trên nền đất như trước kia phải mất từ 2 - 3 ngày ruộng mới khô trở lại để cho sản xuất. Khi dùng bạt lót, sau khi kết thúc mùa vụ chúng tôi sẽ cất giữ  để tái sử dụng cho những vụ sản xuất sau nữa”.
image 20230626144656 3

Sản xuất muối trên nền bạt dễ vệ sinh, giảm công lao động, rút ngắn thời gian kết tinh muối, tăng năng suất
Theo đánh giá của bà con diêm dân tại đây, phương pháp sản xuất muối bằng trải bạt này giúp tiết kiệm được thời gian và công sức lao động qua từng công đoạn sản xuất, hạn chế thiệt hại khi gặp mưa bất thường, chi phí đầu tư tái sản xuất thấp, năng suất tăng từ 30% - 40% so với làm muối  trên nền đất, chất lượng muối tốt hơn, hạt muối to đều, trắng tinh, ít lẫn tạp chất, nhờ vậy mà giá bán cao hơn so với muối trên nền đất từ 15% - 20%.

Hà Tĩnh có đường bờ biển dài 137km được đánh giá là một trong những địa phương có tiềm năng phát triển nghề muối. Với tuổi đời hàng trăm năm, nghề muối từng là nguồn thu nhập chính của nhiều địa phương ven biển Hà Tĩnh. Trong đó có xã Đỉnh Bàn (huyện Thạch Hà). Thế nhưng nhiều năm nay, diêm dân không sống được bằng nghề muối, bỏ nghề, diện tích làm muối cũng dần bị thu hẹp, nghề muối đang đứng trước nguy cơ bị mai một.
Ông Nguyễn Văn Sơn – Phó chủ tịch UBND xã Đỉnh Bàn cho biết: Diện tích sản xuất muối của xã Đỉnh Bàn hiện có 49ha, tuy nhiên, đến thời điểm này chỉ còn  3,5 ha đang được 28 hộ dân tham gia sản xuất. Theo người dân, nguyên nhân là do thị trường tiêu thụ không có, giá thành thấp, chi phí sản xuất cao nên không thể cạnh tranh được các tỉnh thành khác. Chính vì vậy, với những kết quả đạt được từ mô hình sản xuất muối sạch bằng phương pháp trải bạt này sẽ là tín hiệu đáng mừng để vực dậy nghề làm muối  tại địa phương trong thời gian tới”.
Ông Trần Hậu Sinh – Phó giám đốc Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Thạch Hà, là đơn vị trực tiếp chuyển giao công nghệ sản xuất muối sạch bằng phương pháp trải bạt khi thực hiện mô hình này cho hay: “Công nghệ sản xuất muối sạch bằng phương pháp trải bạt tuy đã được nhiều tỉnh thành trong cả nước ứng dụng triển khai hiệu quả. Nhưng đối với tỉnh Hà Tĩnh thì đây là lần đầu tiên thực hiện và bước đầu đã cho thấy hiệu quả mang lại khá rõ rệt, người dân rất phấn khởi. Trung tâm sẽ có đánh giá cụ thể để đề xuất nhân rộng trong thời gian tới. Tuy nhiên, việc mở rộng vùng sản xuất muối sạch bằng phương pháp trải bạt và đạt hiệu quả bền vững, rất cần sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa của Nhà nước về cơ chế chính sách, đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là công tác xúc tiến thương mại, tìm đầu ra cho sản phẩm mới có thể vực dậy được nghề muối của huyện Thạch Hà nói riêng và tỉnh Hà Tĩnh nói chung”./.
                                                                                                       Nguyễn Hoàn
                                                                                    Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập464
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm463
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại221,160
  • Tổng lượt truy cập90,284,553
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây