Học tập đạo đức HCM

Hè về ve kêu điếc tai, cứ bảo nó gầy, ở đây dân bắt bán kiếm bộn tiền

Thứ bảy - 02/05/2020 20:41
Bước vào đầu tháng 5, tiếng ve sầu bắt đầu kêu inh ỏi ở các cánh rừng vùng cao Tây Bắc nói chung và tỉnh sơn La nói riêng. Đây cũng là dịp bà con dân tộc thiểu số dùng nhựa mít và các dụng cụ khác băng qua những cánh rừng bắt ve sầu để kiếm thêm nguồn thu nhập.

Những năm trở lại đây, từ tháng 5 – 6 dương lịch, người dân xã Chiềng Mung (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) lại rủ nhau vào rừng bắt ve sầu. Công việc chủ yếu diễn ra ban đêm từ 20h giờ đến 5h sáng. Mặc dù công việc vất vả nhưng đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho bà con người dân tộc Thái nơi đây. Bởi những món ăn được chế biến từ ve sầu ngày càng được nhiều thực khách ưa chuộng và tìm mua.

 he ve ve keu diec tai, cu bao no gay, o day dan bat ban kiem bon tien hinh anh 1

 Vào những ngày hè, ve sầu được đồng bào dân tộc Thái săn bắt ở những cây cà phê, cây xoài, nhãn... để tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Chia sẻ về cách săn bắt ve sầu với PV báo Nông thông ngày/Điện tử Dân Việt, chị Lò Bích Nga, bản Phát (xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) cho biết: "Ve sầu rất thích đậu ở cành cây cà phê, cây thông, xoài, nhãn... chúng trú ngụ thành từng tốp từ 3 – 4 con. Để bắt được ve sầu, tôi dùng nhựa mít, nhựa các loại cây khác bôi lên cành cây lay nhỏ dài khoảng 6m rồi dùng để dính vào cánh của chúng.

Chúng tôi thường bắt ve vào ban đêm. Dụng cụ cần phải có trong quá trình bắt đó là đèn pin, dao, giỏ hoặc túi nilon. Có ngày tôi bắt được khoảng 5kg, sau đó tôi mang ra chợ Nà Si, chợ cóc gần quốc lộ 6 bán với giá 150.000 – 200.000đồng/kg".

 he ve ve keu diec tai, cu bao no gay, o day dan bat ban kiem bon tien hinh anh 2

Mỗi khi đến mùa ve sầu, chị Nga thường lên các cánh rừng ở gần nương săn bắt để mang ra ngoài chợ bán.

“Cách thứ 2 có thể bắt được ve sầu mà không cần lên rừng, tôi chặt cành cây cao hơn 1 mét về đặt trước sân nhà. Sau đó tôi chuẩn bị đèn pin, ống nhựa, hộp sữa bột đã qua sử dụng hoặc những hộp nào phát ra được tiếng động to và tốt, rồi bỏ nhiều viên sỏi nhỏ vào ống lắc đều để tạo âm thanh giả, rụ ve sầu bay về đậu vào lúc chập tối, rồi bắt bằng tay không. Cách làm này tuy nhàn hơn nhưng không bắt được nhiều bằng đi soi ban đêm”, chị Lò Bích Nga, bản Phát thông tin thêm.

 he ve ve keu diec tai, cu bao no gay, o day dan bat ban kiem bon tien hinh anh 3

Hiện 1kg ve sầu được bà con dân tộc Thái sau khi bắt về bán với giá 150.000 đồng - 200.000 đồng.

Trước đây ve sầu chỉ là món ăn chơi, thỉnh thoảng đồng bào dân tộc vùng cao rủ nhau đi bắt về làm mồi nhậu. Tuy nhiên những năm gần đây, nhu cầu người dân sử dụng món này tăng cộng với các quán ăn ẩm thực cũng tìm mua ngày càng nhiều, nên có rất đông người đi bắt ve sầu về bán kiếm lời.

 he ve ve keu diec tai, cu bao no gay, o day dan bat ban kiem bon tien hinh anh 4

 Chị Nga cho biết: " Bắt ve sầu là công việc thời vụ của chúng tôi sau những ngày làm nương cà phê và làm ruộng. Nếu chăm chỉ lên rừng bắt ve sầu, 1 ngày cũng kiếm 600. 000 đồng - 800.000 đồng là chuyện bình thường".

Theo chị Nga chia sẻ: “Nhiều năm đi bắt ve sầu nên tôi biết được chỗ nào tập trung nhiều ve, chỗ nào ít. Có ngày tôi leo lên các triền đồi có rừng rậm mất khoảng 2h đồng hồ để bắt ve là chuyện bình thường. Chịu khó đi xa 1 chút, nhưng đổi lại thu nhập từ việc bắt ve sẽ cao hơn. Mỗi mùa (khoảng 2 tháng) ít cũng được 10 – 15 triệu, năm nhiều có lúc tôi cũng kiếm gần 20 triệu đồng từ bán ve sầu. Dù là nghề săn bắt mùa vụ, nhưng ít nhiều cũng mang thu nhập đáng kể cho người dân chúng tôi”.

 he ve ve keu diec tai, cu bao no gay, o day dan bat ban kiem bon tien hinh anh 5

Ve sầu thường được bà con dân tộc bày bán ở các khu chợ cóc ở huyện Mai Sơn, TP. Sơn La, huyện Phù Yên, Sông Mã, Sốp Cộp.

Theo một số thương lái ở huyện Mai Sơn (Sơn La), giá thu mua ve sầu dao động từ 150.000 - 200.000 đồng/kg tùy theo từng loại. Anh Sa Văn Ka, thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn cho biết: “Ve sầu làm được khá nhiều món ngon như ve chiên bột, ve xào sả ớt, ve rang lá chanh… được rất nhiều người ưa thích. Vài năm gần đây, nhu cầu người dân khoái khẩu món ăn này ngày càng nhiều. Cũng vì thế mà nhiều bà con dân tộc đi bắt ve ăn chơi chuyển dần thành những “thợ săn” chuyên nghiệp mang về bán. Có ngày tôi thu mua từ  70 - 80kg ve sầu giao bán cho các nhà hàng ở TP. Sơn La, Hà Nội”.

 he ve ve keu diec tai, cu bao no gay, o day dan bat ban kiem bon tien hinh anh 6

 Ve sầu được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, nên được nhiều thực khách lựa chọn. Chính vì vậy, giá cả của vẻ sầu luôn ở mức cao.

Ve sầu được coi là một trong những món đồ nhậu dân dã, được nhiều cánh mày râu ưa thích, nhất là khi món ăn này xào sả ớt giòn tan mà được uống cùng với một chút rượu, bia thì quả là sự kết hợp hoàn hảo. Thế nên, món đặc sản ve sầu trở nên nổi tiếng ở vùng Tây Bắc nói chung, Sơn La nói riêng và được nhiều thực khách lựa chọn trong các bữa cơm đãi khách quý và người thân.

Theo Hà Hoàng/danviet.vn
http://danviet.vn/nha-nong/he-ve-ve-keu-diec-tai-cu-bao-no-gay-o-day-dan-bat-ban-kiem-bon-tien-1084070.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập216
  • Hôm nay42,868
  • Tháng hiện tại818,146
  • Tổng lượt truy cập91,991,875
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây