Học tập đạo đức HCM

Kịp thời hỗ trợ người dân vượt khó khăn sau dịch Covid-19

Thứ năm - 04/06/2020 19:17
Ngày 4/6, Đoàn kiểm tra giám sát thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 T.Ư do ông Nguyễn Xuân Định - Phó Chủ tịch Ban Chấp hành T.Ư Hội Nông dân Việt Nam làm trưởng đoàn đã làm việc với tỉnh Hưng Yên.

Hỗ trợ kịp thời, dân phấn khởi

Địa điểm đầu tiên Đoàn công tác đến khảo sát là hộ ông Hoàng Xuân Thụ - hội viên Hội Cựu chiến binh xã Ông Đình, huyện Khoái Châu (Hưng Yên). Trong đợt dịch vừa qua, ông Thụ được hỗ trợ 1,5 triệu đồng/3 tháng cùng nhiều gạo, nhu yếu phẩm... "Là đại dịch lớn, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân nhưng chúng tôi được hỗ trợ rất kịp thời nên bà con rất phấn khởi"- ông Thụ chia sẻ.

Cùng được nhận hỗ trợ trong đợt dịch vừa qua, hộ gia đình ông Vũ Huy Hồng, bà Vũ Thị Trường (ở thôn 1, xã Ông Đình, huyện Khoái Châu) thuộc diện hộ nghèo nên được hỗ trợ gần 4 triệu đồng cùng nhiều gạo, nhu yếu phẩm.

Kịp thời hỗ trợ người dân vượt khó khăn sau dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Xuân Định - Phó Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN trao quà cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi đại dịch ở xã Ông Đình, huyện Khoái Châu (Hưng Yên). Trần Quang

Khi đến thăm, nghe chủ hộ kể về hoàn cảnh của gia đình, các thành viên trong đoàn công tác rất xúc động. Hộ ông Hồng có 4 khẩu, vợ chồng ông cũng thường xuyên đau ốm, bệnh tật, mọi nguồn thu của gia đình chỉ có gần 3 sào ruộng trũng cấy lúa, vụ được mùa, vụ mất trắng. Nắm bắt được hoàn cảnh hộ ông Hồng và các gia đình khó khăn khác ở địa phương, xã Ông Đình đã khẩn trương trích ngân sách xã để hỗ trợ ngay cho bà con, gồm cả tiền mặt và nhu yếu phẩm từ nguồn xã hội hóa.

Bà Nguyễn Thị Yến - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Ông Đình cho biết, tính đến nay, xã đã rà soát và chi hỗ trợ cho 511 đối tượng với số tiền 598 triệu đồng. Trong số này, đối tượng người có công là 90; người hưởng trợ cấp là 197; người nghèo là 97; hộ cận nghèo là 97... "Trong quá trình hỗ trợ, địa phương cũng cử các đoàn giám sát chặt chẽ, minh bạch để tránh tình trạng hỗ trợ trùng lặp, tiêu cực, trục lợi chính sách. Nhờ cách làm bài bản, khoa học nên đến nay các công việc đều diễn ra thuận lợi…"- bà Yến khẳng định.

Cần bổ sung đối tượng được hỗ trợ

Góp ý thêm với đoàn công tác, ông Nguyễn Văn Hoành - Bí thư Đảng ủy xã Ông Đình đề nghị, đoàn công tác nên đề nghị bổ sung thêm đối tượng chi hỗ trợ cho người dân sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi nhỏ, lẻ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

"Trong thời điểm dịch, việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của bà con rất khó khăn và gần như không bán được nông sản nên thu nhập bị "cắt đứt" ngay. Chính vì thế, đối tượng này đang rất mong nhận được hỗ trợ để hồi phục sản xuất"- ông Hoành kiến nghị.

Tiếp thu các phản hồi của người dân, các cấp chính quyền tỉnh Hưng Yên, các thành viên của đoàn công tác hứa sẽ tiếp thu và bổ sung các góp ý, kiến nghị của bà con, cán bộ xã, huyện, tỉnh Hưng Yên vào báo cáo trình lên các cấp có thẩm quyền xem xét, kịp thời hỗ trợ địa phương.

Ông Nguyễn Duy Hưng -Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hưng Yên cho biết, là địa phương bị ảnh hưởng kép vừa chống dịch tả lợn châu Phi và đại dịch Covid-19, trong khi nguồn kinh phí dự phòng của các xã, huyện của tỉnh chỉ có 200 tỷ đồng nên Hưng Yên rất khó khăn trong bố trí kinh phí.

Theo ông Hưng, để giải quyết tạm thời, Hưng Yên đã phải trích tiền từ quỹ tiền lương để chi trả cho công tác phòng, chống dịch và hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

"Trong thời gian tới, chúng tôi rất mong, Chính phủ và các bộ, ngành T.Ư có hỗ trợ kinh phí và đưa ra các văn bản hướng dẫn để địa phương trong việc rà soát, hỗ trợ các đối tượng còn lại để sớm chi trả hỗ trợ cho bà con"- ông Hưng đề nghị.

Trong đợt trao tiền từ gói an sinh xã hội của Chính phủ cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tính đến nay, toàn tỉnh Hưng Yên đã có gần 111.000 người thuộc 3 nhóm đối tượng được hỗ trợ với tổng số tiền trên 131,5 tỷ đồng; trong đó có trên 20.000 người có công với cách mạng; trên 42.000 người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và gần 46.000 đối tượng bảo trợ xã hội.

Chống dịch như chống giặc nhưng việc chi trả hỗ trợ cũng quan trọng không kém. Chính vì thế chúng ta phải làm nhanh thì mới đạt được hiệu quả cao, người dân mới thực sự được hưởng lợi từ các chính sách, chủ trương của Nhà nước".

Phó Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Nguyễn Xuân Định.

Qua kiểm tra, giảm sát việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19 ở các đại phương ở Hưng Yên, các thành viên của đoàn công tác đánh giá rất cao các kết quả mà tỉnh này trong việc phòng, chống đại dịch cũng như việc hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch.

Ông Nguyễn Xuân Định nhận định: Dù gặp nhiều khó khăn trong công tác phòng, chống đại dịch cũng như việc rà soát hỗ trợ bà con nhưng đến nay Hưng Yên đã và đang làm rất tốt mọi việc, nhất là công tác hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

Biểu dương cách làm của Hưng Yên, trưởng đoàn công tác cho rằng: Dù là địa phương bị ảnh hưởng nhiều từ đại dịch nhưng tỉnh vẫn duy trì và đạt tăng trưởng tốt về kinh tế, sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, trong công tác chi trả hỗ trợ bà con bị ảnh hưởng bởi đại dịch, các xã, huyện của tỉnh Hưng Yên đã có nhiều cách làm hay, độc đáo cần được nhân rộng như công tác tuyên truyền, minh bạch số hộ nhận hỗ trợ. Bên cạnh đó, Hưng Yên đã chủ động ứng ngân sách chi trả trước cho các hộ rất kịp thời hiệu quả.

"Đặc biệt, Hưng Yên cũng chủ động kêu gọi xã hội hóa từ các tổ chức, cá nhân rất tốt. Hơn nữa, tỉnh đã đặt mua gạo của nông dân để hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch, đây là cách làm rất hay, vì vừa tiêu thụ được sản phẩm cho người sản xuất, vừa có gạo ngon hỗ trợ cho các đối tượng khó khăn" - ông Định khẳng định.

Theo Trần Quang/danviet.vn
https://danviet.vn/kip-thoi-ho-tro-nguoi-dan-vuot-kho-khan-sau-dich-covid-19-20200604184946431.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập128
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm126
  • Hôm nay44,381
  • Tháng hiện tại851,412
  • Tổng lượt truy cập88,206,482
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây