Cần cho heo con bú chậm nhất 1 giờ sau khi đẻ hoặc càng sớm càng tốt, sữa đầu xuất hiện trong vòng 24 giơ sau sinh. Trong sữa có hàm lượng vật chất khô cao, giàu protein, các vitamin, kháng thể γ-globulin và MgSO4… Heo con nhận kháng thể từ sữa đầu của heo mẹ sẽ tăng khả năng đề kháng, phát triển tốt hơn.
Việc cố định đầu vú sẽ giúp tất cả heo con nhận được lượng sữa cân bằng, giúp nâng cao tỷ lệ đồng đều của đàn heo và tập cho heo con có phản xạ khi bú, ít tranh giành nhau, giúp nâng cao sản lượng sữa của heo mẹ, tránh trường hợp heo mẹ đè chết con, giúp tăng tỷ lệ sống của đàn heo con.
Heo mẹ sau khi đẻ xong, tiến hành đánh dấu heo con theo số vú của heo mẹ. Cho những con nhỏ bú những vú phía trước (vùng ngực - bên phải), những con to bú ở vú phía sau (vùng bụng) hoặc những vú phía trước (vùng ngực - bên trái). Thực hiện 5 lần/ngày cho tới khi heo con nhận biết được vú của mình, không bị nhầm lẫn thì thôi.
Cần cho heo con bú mẹ sau khi sinh càng sớm càng tốt - Ảnh: Pig333
Trường hợp số heo con nhiều hơn số vú, cần tập cho bú luân phiên đối với những con bú các vú phía trước, vì những vú này sản lượng sữa nhiều và chất lượng sữa tốt. Những con bú vú sau có thể cho bú tất cả các lần.
Trong 3 - 4 ngày sau sinh, cần nhốt riêng heo con và cho bú theo cữ, vì lúc này heo mẹ còn mệt và khá vụng về nên có thể đè chết con. Sau khi heo bú xong, gom vào ổ úm để tránh bị lạnh và rối loạn tiêu hóa. Trong những ngày đầu tiên, sưởi ấm lồng úm ở mức 320C, cho bú theo cữ cách khoảng 1,5 - 2 giờ. Việc nhốt riêng heo con những ngày đầu để dễ kiểm soát nhiệt độ úm heo con, việc tiết sữa của heo mẹ và nhất là tránh heo mẹ bị mỏi mệt mất sức sau khi sinh. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe của heo con, tái sát trùng rốn, kiểm tra sức bú của heo con để có phương pháp can thiệp thích hợp.
Hàm lượng sắt trong máu heo con giảm nhanh sau khi đẻ, trong khi hàm lượng sắt cung cấp từ sữa heo mẹ quá thấp so với nhu cầu sinh trưởng của heo con và chỉ đáp ứng 30 - 40%. Do đó, cần tiến hành tiêm sắt khi heo con được 3 ngày tuổi, tiêm lặp lại lần 2 cách 10 ngày sau là cần thiết (tiêm 1 ml/con/lần tiêm) trong quy trình nuôi dưỡng heo con theo mẹ để tránh thiếu sắt dẫn đến thiếu máu. Đối với heo ngoại có thể tiêm 1 lần vào lúc 3 ngày tuổi với liều cao (200 mg/con).
Tiêm bổ sung sắt cho heo con cũng có thể gặp một số biến chứng cho heo con bị thiếu Vitamin E và khoáng chất Selenium. Để bổ sung sắt cho heo con an toàn, nên bổ sung Vitamin E và khoáng chất Selenium vào khẩu phần ăn của heo nái khi mang thai. Khi tiêm sắt nên tiêm thử cho những heo nhỏ trước, nếu có biểu hiệu sốc thì tạm ngừng tiêm, giải độc bằng tiêm Vitamin C.
Ba tuần sau sinh sản lượng sữa của heo mẹ giảm, cần bổ sung thức ăn sớm để bù lại lượng dinh dưỡng thiếu hụt cho heo con, đảm bảo cho heo con sinh trưởng tốt. Đồng thời, việc tập ăn sớm sẽ giúp heo con hoàn thiện chức năng tiêu hóa, kích thích hệ thống tiêu hóa phát triển nhanh về kích thước và khối lượng.
Giảm hao mòn heo mẹ, heo con cai sữa sớm hơn sẽ giúp heo mẹ sớm động dục trở lại, tăng số lứa đẻ/nái/năm.
Tuổi tập ăn là từ 4 - 7 ngày tuổi, cho ăn theo nguyên tắc ít và thường xuyên. Với heo đực, việc thiến không để giống sau này rơi vào 7 - 14 ngày tuổi.
Tập ăn cho heo con khi đạt 7 - 10 ngày tuổi: Thức ăn tập ăn cần kích thích heo con thèm ăn: Thức ăn dạng viên hoặc bột khô nhỏ, thường là các loại tấm, ngô, đậu tương được rang xay để tạo mùi thơm. Có thể nhét thức ăn tập ăn cho heo con vài lần để làm quen. Để sẵn thức ăn tập ăn vào ô úm hay máng ăn bán tự động để heo con tự do liếm láp khi cần. Việc tập ăn sớm sẽ giúp hệ tiêu hóa của heo con sớm bài tiết các enyme tiêu hóa thích hợp.
Sau giai đoạn chăm sóc dinh dưỡng ban đầu cho heo con, tiếp tục tiến hành công đoạn cai sữa cho heo con ở độ tuổi 20 - 28 ngày. Chỉ cai sữa cho heo con khi heo con khỏe mạnh, thể trọng đạt trên 6 kg, hoặc heo con đã quen với thức ăn. Không nên cai sữa cho heo con lúc thời tiết bất thường (mưa bão…).
Trước khi cai sữa cho heo con phải giảm dần dần số lần bú mẹ, ít nhất trước 3 ngày để tránh hiện tượng sốt sữa trên heo mẹ và heo con bị tiêu chảy. Tập heo con tách mẹ và tăng dần thời gian cho đến khi tách hẳn. Thời gian tách mẹ tốt nhất là vào ban đêm. Khi tách mẹ nên giữ heo con lại trong chuồng.
Theo Bích Hòa/nguoichannuoi.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;