Học tập đạo đức HCM

Mỗi container hồ tiêu kẹt ở Nepal đã ngốn của doanh nghiệp 16.000 - 17.000 USD

Thứ tư - 15/07/2020 00:05
58 container hồ tiêu Việt Nam bị kẹt ở Nepal đang khiến các doanh nghiệp chịu tổn thất lớn qua từng ngày...
Thu hoạch hồ tiêu ở Việt Nam. Ảnh: Mekong Trails.

Thu hoạch hồ tiêu ở Việt Nam. Ảnh: Mekong Trails.

Theo thống kê của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, 58 container hồ tiêu bị mắc kẹt ở Nepal, chủ yếu vận chuyển qua các hãng tàu như: One line, Maersk line, OOCL, RCL và ZIM line.

Một doanh nghiệp có container (cont) bị kẹt, cho biết, sau khi cont hàng đến cảng, hãng tàu sẽ cho nằm miễn phí từ 7-10 ngày, sau đó áp dụng tính phí theo tariff.

Cụ thể: phí lưu cont, lưu bãi cho cont 40 feet là 70 USD/cont/ngày cho tuần đầu, tuần thứ 2 là 100 USD/cont/ngày, từ tuần thứ 3 trở đi là 170 USD/cont/ngày. Như cách tính ở trên, với thời gian lưu bãi khoảng trên 3 tháng thì số tiền phải trả cho 1 cont 40 feet là khoảng 16.000-17.000 USD.

Biết được những khó khăn trên của các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam, ngày 26/6/2020 Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế kết hợp với Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, đã gửi văn bản tới các hãng tàu đề nghị hỗ trợ giảm tối đa tiền phí lưu cont, lưu bãi giúp đỡ các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, cho đến nay, các hãng tàu vẫn chưa có phản hồi gì. Điều này càng làm cho các doanh nghiệp thêm lo lắng cho rằng các hãng tàu không hỗ trợ.

Một doanh nhân ngành hàng hồ tiêu cho rằng, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu và các hãng tàu đều là các nạn nhân của vụ việc 58 cont hồ tiêu Việt Nam đang bị kẹt ở Nepal.

Trong thời gian qua, các doanh nghiệp có cont hồ tiêu bị kẹt đã phối hợp cùng Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ, Bộ Công Thương, Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam ... gõ cửa các cơ quan công quyền ở Nepal với mục đích để kéo các cont hàng này ra.

Việc các doanh nghiệp nỗ lực, cố gắng cứu các cont mắc kẹt trước tiên là tự cứu mình, đồng thời cũng là giúp cho các hãng tàu. Bởi hàng không ra thì các cont cứ nằm “chết” tại đó và hãng tàu cũng không thể luân chuyển vỏ cont đi được.

Một doanh nhân khác cho biết thêm “Tại thời điểm chúng tôi book tàu, hãng tàu chào giá trong trường hợp doanh nghiệp mua thêm phí lưu cont, lưu bãi tại cảng Birgunj-Nepal thì họ tính 70 USD/cont/7 ngày. Như thế tính ra chi phí khoảng 10 USD/ngày và với mức giá này thì hãng tàu vẫn có lợi nhuận. Nay, vì lệnh cấm bất khả kháng của chính phủ Nepal, họ biết chúng tôi gặp vô vàn khó khăn mà lại vẫn áp thu phí tới 170 USD/ngày. Doanh nghiệp xuất khẩu là khách hàng của hãng tàu, nếu chúng tôi phá sản doanh nghiệp thì hãng tàu lấy đâu ra hàng mà chở. Theo tôi hãng tàu phải giảm đến 95% phí lưu cont thì mới hợp lý. Với mức giảm đó hãng tàu cũng không bị thiệt hại gì”.

Như vậy, tính đến thời điểm này các nhà xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam có lô hàng bị kẹt ở Nepal đã bị tổn thất rất nặng nề. Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh toàn cầu, nền kinh tế thế giới suy giảm, các doanh nghiệp Việt Nam đang rất cần sự chia sẻ gánh nặng chi phí dịch vụ từ phía các hãng tàu để giúp doanh nghiệp xuất khẩu phần nào vượt qua khó khăn.

Các doanh nghiệp cũng đề nghị các Bộ, ngành liên quan có các biện pháp tác động để các hãng tàu chia sẻ gánh nặng này cùng với doanh nghiệp.

Theo Thanh Sơn/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập838
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại743,257
  • Tổng lượt truy cập93,120,921
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây