Học tập đạo đức HCM

Nông dân Hương Khê “mặc áo” chống nắng cho bưởi Phúc Trạch

Thứ hai - 13/05/2024 02:54
Cứ bước vào thời kỳ nắng nóng, các chủ vườn trồng bưởi Phúc Trạch (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) phải ra vườn dùng túi để bọc từng quả bưởi trên cây. Cách làm này vừa giúp loại bưởi quả không bị rám nắng vừa chống được sự gây hại của côn trùng, giúp quả có được màu sắc, mẫu mã đẹp và đảm bảo năng suất, chất lượng.
Sau một chu kỳ sinh trưởng, ra hoa và cho quả, khoảng gần cuối tháng 3 là bưởi Phúc Trạch đã bắt đầu bước vào thời kỳ cho số lượng quả ổn định. Thời tiết năm nay có nhiều diễn biến bất lợi, nắng nóng đến sớm hơn những năm trước, lượng mưa giảm mạnh, khô hạn. Vì vậy công việc bao quả bưởi cũng như chống hạn được người dân cũng triển khai sớm hơn.
h1bao qua la giai phap ky thuat quan trong
Áp dụng biện pháp bao quả sẽ giúp mẫu mã quả bưởi đẹp, đảm bảo năng suất,
chất lượng đến cuối vụ
Thời điểm này, gia đình ông Phan Xuân Việt ở thôn 6, xã Hương Thủy, huyện Hương Khê đang túc trực ở vườn để hoàn thành nốt công việc bọc quả cho số bưởi còn lại. Ông Việt có 01ha trồng bưởi Phúc Trạch với 500 gốc, trong đó có 300 gốc  đang trong thời kỳ cho quả. Vừa thoăn thoắt đôi tay bọc từng quả bưởi, ông Việt vừa cho biết: Để quả không bị hỏng, tôi đã đặt mua hàng nghìn túi về bọc bưởi quả để chống nắng “táp” làm rám vỏ quả và ruồi vàng chích hút. Túi bọc thường làm bằng giấy màu vàng pha lẫn nilon, dài 35cm, ngang 30 cm, miệng túi được may chắc chắn và lồng sợi dây thép nhỏ ở miệng, khi bọc chỉ cần dùng tay siết sợi dây này lại là xong, cứ mỗi túi như vậy giá 1000 đồng. Như vườn bưởi của gia đình tôi, ngoài số túi bọc cũ tận dụng từ vụ trước, vừa rồi tôi còn phải bỏ ra hơn 10 triệu đồng để mua thêm túi bọc mới.
“Công việc bọc trái bưởi tuy không quá vất vả nhưng đòi hỏi phải kiên trì vì mỗi cây bưởi có hàng trăm quả, cây ít 80-100 quả, cây nhiều phải 250-300 quả. Khi bọc, tôi phải dùng thang trèo lên cây bọc từng quả, tầm 40 -60 phút mới bọc xong một cây. Một người có thể bọc được 10 gốc bưởi trong một ngày. Năm nay, thời tiết nắng nóng đến sớm, nên từ giữa tháng 4, gia đình tôi đã phải tập trung nhân lực ra vườn bọc trái bưởi, như những năm trước phải sang tầm cuối tháng 5 mới bọc. Đến thời điểm này, gia đình tôi đã bọc được trên 60% số bưởi quả cần bọc.”. Ông Việt cho biết thêm.
Tại vườn bưởi hơn 300 gốc sản xuất theo quy trình VietGAP của hộ anh Nguyễn Văn Toản ở thôn 7, xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê. Khoảng 03 năm trở lại đây, vườn bưởi của anh Toản chỉ sử dụng phân bón hữu cơ và các chế phẩm sinh học; đồng thời áp dụng kỹ thuật bao quả để hạn chế thuốc BVTV, ruồi đục quả, nên chất lượng quả bưởi được nâng cao, mẫu mã đẹp. Thời điểm này, gia đình anh Toản cũng đang tất bật với việc “mặc áo” cho quả bưởi. Anh Toản chia sẻ: Ba năm nay, vườn bưởi của gia đình khi bước vào mùa nắng nóng quả đều được bọc lại để tránh nắng chiếu làm rám quả bưởi, mẫu mã quả sẽ xấu và bán không được giá, bên cạnh đó còn chống được các loại côn trùng chích hút như ruồi vàng, bọ cánh cam.
Anh Toản còn cho biết thêm: “Để giảm bớt chi phí mua túi bọc quả, ngoài mua túi bọc chuyên dụng tôi còn sử dụng bao xi măng. Với loại bao này, khi mua về sẽ cắt ra thành tấm, chi phí chỉ bằng 1/3 so với giá mua túi bọc ở cửa hàng. Số tiền đó có thể tiết kiệm để mua phân bón, trả cho nhân công khi vào mùa thu hoạch.”.
Cũng theo anh Toản, từ kinh nghiệm trong những năm qua cho thấy việc bọc quả bưởi đóng vai trò quan trọng không kém phần các khâu kỹ thuật khác, nó quyết định đến năng suất, chất lượng, mẫu mã quả bưởi khi thu hoạch. Tùy vào thời điểm ra hoa, đậu quả và tình hình thời tiết từng năm mà việc bao trái sẽ sớm hay muộn. Những vườn bưởi không sử dụng bao quả, quả bưởi thường bị rụng nhiều do côn trùng chích hút, nhất là giai đoạn bưởi quả đã hình thành múi, có nước đầy tép phía trong, và có mùi thơm. Cùng với đó, khi nắng nóng, các tia cực tím chiếu trực tiếp vào quả sẽ làm da quả bưởi bị sém nắng, mẫu mã quả sẽ xấu và khó tiêu thụ.
h2 cat bo qua ke meo veo
Trước khi bao quả cần cắt bỏ quả méo, vẹo, quả bị sâu bệnh
Việc dùng túi bọc để bao các loại quả nói chung và quả bưởi nói riêng có tác dụng giảm thiểu tác hại của mưa gió gây thối rụng quả và ánh nắng mặt trời quá gắt làm cháy rám trái bưởi. Đồng thời, ngăn không cho các loại thuốc trừ sâu tác dụng trực tiếp lên quả, ngăn chặn được côn trùng gây hại như: bọ cánh cam, ruồi vàng, sâu đục quả, … Khi áp dụng giải pháp kỹ thuật này, quả bưởi sẽ có mẫu mã đẹp, đảm bảo ổn định năng suất, chất lượng đến cuối vụ.
Bà Phạm Thị Hạnh - Phó chủ tịch UBND xã Phúc Trạch huyện Hương Khê cho biết: Hiện toàn xã có hơn 265 ha  bưởi Phúc Trạch, trong đó diện tích cho quả trên 200 ha, sản lượng trên 2500 tấn/năm. Cây bưởi Phúc Trạch từ lâu đã là cây ăn quả chủ lực của địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, nhiều hộ dân đã vươn lên làm giàu từ cây bưởi. Thời điểm này, chính quyền địa phương đang tập trung chỉ đạo bà con tập trung sử dụng túi để bọc cho bưởi quả, đồng thời phối hợp với đơn vị chuyên môn tập huấn hướng dẫn bà con cách bao trái đúng kỹ thuật cũng như việc chăm sóc cây bưởi trong thời kỳ nắng nóng.
Thạc sỹ Nguyễn Xuân Toàn, Trại trưởng Trại giống cây ăn quả Truông Bát (Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh) cho biết, bao trái bưởi là giải pháp kỹ thuật cơ bản mamg lại lợi ích kép, đó là vừa bảo vệ sức khỏe cho nông dân vừa an toàn cho người tiêu dùng vì trái bưởi khi được bọc sẽ không bị ảnh hưởng của thuốc BVTV; vừa tạo ra sản phẩm có mẫu mã đẹp và đảm bảo được năng suất, chất lượng bưởi quả đến khi thu hoạch. Để bảo vệ quả bưởi khỏi bị tấn công của côn trùng, thời gian bao trái thích hợp nhất là 30-45 ngày sau khi bưởi đậu trái.
Để việc bao trái đạt hiệu quả, trước khi bao,vườn bưởi phải được phun thuốc BVTV để phòng chống một số loại sâu bệnh, cắt tỉa những cành khô, những dé hoa còn sót lại; những quả méo, vẹo, sâu bệnh cũng nên cắt bỏ và ổn định số quả trên cây; nên dùng các loại bao chuyên dụng và bao từ dưới lên rồi sử dụng dây rút trên miệng túi để cố định bao lại.
h3ths nguyen xuan toan huong dan nguoi dan bao qua dung ky thuat
 Qua nhiều chương trình tập huấn hướng dẫn, hầu hết người dân đã biết áp dụng kỹ thuật bao quả bưởi Phúc Trạch đúng kỹ thuật
Cũng theo ông Toàn, qua các lớp tập huấn về kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cũng như biện pháp kỹ thuật bao trái, đến nay, phần lớn người dân trồng bưởi huyện Hương Khê đã biết áp dụng triển khai. Đối với việc bao quả bưởi, cần thực hiện khi đã ổn định số lượng quả trên cây. Qủa bưởi sẽ được bọc  thường bắt đầu từ tháng 4 hoặc tháng 5 (dương lịch), để đến khi thu hoạch mới tháo ra, nên ngành chuyên môn khuyến cáo bà con nên sử dụng túi bọc quả chuyên dụng, có thương hiệu được bán trên thị trường nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Đối với những nhà vườn sử dụng lại túi bọc quả của những mùa vụ trước, trước khi dùng nên kiểm tra lại và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời mới sử dụng để tránh tình trạng túi bị ẩm mốc sẽ không cho hiệu quả khi dùng, thậm chí còn mang mầm bệnh lây lan cho cây bưởi.
“Cùng với việc bao quả, giai đoạn này, các hộ trồng bưởi cần chủ động tưới nước định kỳ mỗi tuần 1-2 lần nhằm chống nắng hạn, giúp cây có đủ độ ẩm, hấp thu tốt dinh dưỡng và nuôi quả thuận lợi để tăng năng suất, chất lượng quả”. Thạc sỹ Nguyễn Xuân Toàn lưu ý thêm.
Bà Lê Thị Thắm, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Hương Khê cho biết: Toàn huyện Hương Khê hiện có gần 2800 ha bưởi, trong đó có hơn 1.900 ha cho quả, năng suất bưởi Phúc Trạch mỗi năm 12 tấn/ha, tương đương sản lượng hơn 23.000 tấn. Đây là cây trồng chủ lực, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế tại huyện Hương Khê, được trồng chủ yếu tại các xã Phúc Trạch, Hương Trạch, Hương Đô, Lộc Yên, Hương Thủy,... Thời gian này, ngoài việc hướng dẫn bà con áp dụng biện pháp kỹ thuật chăm sóc vườn bưởi, huyện đang tích cực áp dụng các giải pháp  ứng phó với khô hạn, cùng với việc thực hiện tốt công tác điều tiết, phân phối nguồn nước, phòng nông nghiệp huyện cùng với các xã tích cực tuyên truyền cho bà con thực hiện tưới nước tiết kiệm, chú ý tránh để thất thoát nguồn nước, cố gắng không để diện tích cây trồng nào trong quy hoạch bị thiếu nước, đặc biệt là đối với cây bưởi. Người dân theo dõi chặt chẽ các bản tin thời tiết và dự báo nắng nóng, hạn hán của các cơ quan chuyên môn để được hướng dẫn thực hiện tốt các giải pháp chống hạn”.
Nguyễn Hoàn
Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập78
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm75
  • Hôm nay49,051
  • Tháng hiện tại420,857
  • Tổng lượt truy cập87,775,927
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây