Học tập đạo đức HCM

Phải luôn đặt câu hỏi, còn cách nào tạo ra giá trị gia tăng nữa không?

Thứ sáu - 22/01/2021 03:26
Trong chuyến kiểm tra sản xuất tại tỉnh Thái Nguyên, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đã có nhiều gợi ý tâm huyết và được đón nhận nồng nhiệt.
Thứ trưởng Lê Minh Hoan (thứ 3 từ phải sang) thăm HTX chè Hảo Đạt. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Thứ trưởng Lê Minh Hoan (thứ 3 từ phải sang) thăm HTX chè Hảo Đạt. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Tư duy mới

Thứ trưởng Lê Minh Hoan đã đến thăm HTX chè Hảo Đạt (Xã Tân Cương, TP Thái Nguyên). HTX có hơn 35  thành viên, với hơn 6 ha trồng chè và các hộ liên kết là gần 40 ha theo tiêu chuẩn VietGAP và hệ thống nhà xưởng có tổng diện tích trên 1.000m2, dây chuyền sản xuất khép kín.

Bình quân mỗi năm, HTX chế biến được 1.500 tấn chè búp tươi, cung cấp ra thị trường từ 250 - 300 tấn chè búp khô an toàn, chất lượng cao, với các dòng sản phẩm chính như: Chè Đinh, chè Tôm Nõn, chè Móc Câu, chè Bát Tiên, chè truyền thống… được bán với giá từ 200.000 đồng đến 2,5 triệu đồng/kg.

Năm 2019, sản phẩm chè móc câu của HTX chè Hảo Đạt được UBND tỉnh Thái Nguyên đánh giá và cấp Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP hạng 4 sao.

Năm 2020, sản phẩm chè của HTX Hảo Đạt được UBND tỉnh Thái Nguyên lựa chọn là một trong 7 sản phẩm OCOP của tỉnh dự thi đánh giá, bình chọn sản phẩm OCOP cấp quốc gia. 

Thị sát thực tế, Thứ trưởng Lê Minh Hoan nêu quan điểm, trà sẽ chỉ là trà nhưng nếu trà có tinh chế, phối hợp thì sẽ tạo ra một loại sản phẩm khác. Người dùng trà hiện nay rất đa dạng, thế hệ trẻ bây giờ sử dụng trà sữa, trà lắc... Thế thì tại sao không đa dạng hóa sản phẩm?

Về hình thức, trà không còn đơn thuần là đồ uống mà kết tinh giá trị tinh thần, trở thành vật phẩm trao tay, đồ tặng, đồ biếu.

Vì vậy, lại phải làm cho vật phẩm ấy đẹp và độc đáo. Kết hợp hai yếu tố trên vào với nhau thì người làm chè sẽ không chỉ tính bán hàng bằng sản lượng, bằng giá cả mà là giá trị. Chỉ một gói nhỏ nhỏ, xinh xinh thôi cũng có thể có giá trị bằng cả kg trà trong túi ni lông rồi.

Cơ sở của nhận định nói trên là bởi chúng ta không có lợi thế làm sản phẩm công nghiệp sản lượng lớn mà là khai thác lợi thế làm các sản phẩm đơn lẻ, thủ công mang bản sắc vùng miền. Kết hợp với những câu chuyện, những sự tích, huyền thoại để quảng bá thì sẽ tạo cho sản phẩm ấn tượng, lưu giữ trong trí nhớ người sử dụng.

Khái niệm mới

Báo cáo của Sở NN-PTNT tỉnh Thái Nguyên, trong giai đoạn 2016 - 2020, giá trị sản xuất nông nghiệp của Thái Nguyên tăng bình quân 4,58 %/năm. Năm 2020, dù đứng trước nhiều  khó khăn song mức tăng vẫn đạt 3,94%.

Thứ trưởng thăm và làm việc với ngành nông nghiệp Thái Nguyên. Ảnh : Đồng Văn Thưởng.

Thứ trưởng thăm và làm việc với ngành nông nghiệp Thái Nguyên. Ảnh : Đồng Văn Thưởng.

Phân tích tình hình thực tế cũng như các số liệu của địa phương, Thứ trưởng Lê Minh Hoan nhận xét, Thái Nguyên được ưu đãi bởi những đặc ân của trời đất, lại có truyền bề dày truyền thống cách mạng.

Ngành nông nghiệp Thái Nguyên phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trực thuộc Bộ nên tiếp cận, nắm bắt các chủ trương, cơ chế rất nhanh. Thái Nguyên là một trong những tỉnh đi đầu trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao.

Theo đó, Thứ trưởng đề nghị việc triển khai đề án OCOP phải gắn những sản phẩm với một câu chuyện để tạo ra hồn cốt cho sản phẩm. Đó là cách để quảng bá, tạo nên bản sắc, hình ảnh riêng cho sản phẩm Thái Nguyên.

Về tái cơ cấu nông nghiệp, hình thức tổ chức sản xuất, Thứ trưởng gợi ý, đối đầu với những diễn phức phức tạp của biến đổi khí hậu, dịch bệnh, thiên tai thì chúng ta phải chuyển sang hệ tư duy mới. Đó là làm kinh tế nông nghiệp chứ không đơn thuần là sản xuất nông nghiệp nữa. Mục tiêu cuối cùng là giá trị, giá trị gia tăng bền vững.

Chính vì vậy, chúng ta phải luôn luôn không bằng lòng với giá trị hiện có mà phải luôn luôn đặt câu hỏi vào mỗi buổi sáng là có còn cách nào để tạo ra giá trị gia tăng nữa hay không?

Bất cứ ai nếu đi làm chỉ với tư duy làm cho rồi cho xong thì đó là tư duy thất bại vì không bao tìm ra giải pháp để tối ưu hóa sản phẩm, nâng chất lượng sản phẩm lên cao hơn được nữa. Khi đó, chúng ta chỉ có sản phẩm thô, sản phẩm đơn điệu để bán, đương nhiên đó là tầng đáy của chuỗi giá trị.

Về hỗ trợ các hình thức tổ chức sản xuất, các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn mang lại các mô hình quy mô công nghiệp, làm đầu kéo cho nền kinh tế.

Tuy nhiên, vì đặc trưng sản xuất, chính các HTX, các doanh nghiệp nhỏ và vừa mới là nền tảng, tạo ra sức mạnh rất to lớn cho ngành nông nghiệp.

Đó cũng là cách để đa dạng hình thức tổ chức sản xuất, chia sẻ lợi nhuận, tạo bình đẳng trong sản xuất, kinh doanh góp phần bảo đảm an sinh xã hội.

Thứ trưởng Lê Minh Hoan cũng gợi mở, hãy luôn tạo hệ sinh thái mới để làm kinh tế nông nghiệp. Hiện nay, chúng ta đang nói nhiều đến các khái niệm như nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn, sinh thái, chuyển đổi số trong nông nghiệp...

Đó chính là những mục tiêu tất yếu trong giai đoạn sắp tới. Hệ sinh thái mới sẽ bao gồm tổng thể các điều kiện về tư liệu, cơ chế, quy trình và quan trọng nhất là nhân lực.

Theo Đồng Văn Thưởng/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập199
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm198
  • Hôm nay27,429
  • Tháng hiện tại981,241
  • Tổng lượt truy cập92,154,970
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây