Học tập đạo đức HCM

Phong vị tết Việt Làng 'khô cá biển' Gành Hào tấp nập đón Tết

Thứ sáu - 22/01/2021 03:28
Những ngày này, tại Thị trấn Gành Hào (huyện Đông Hải, Bạc Liêu) người dân đang tấp nập làm thực phẩm khô để phục vụ thị trường trong ngày Tết cổ truyền dân tộc.
Trong những ngày này người dân TT Gành Hào, huyện Đông Hải đang chuẩn bị tấp nập làm cá khô phục vụ cho thị trường tết cổ truyền dân tộc. Ảnh: Trọng Linh.

Trong những ngày này người dân TT Gành Hào, huyện Đông Hải đang chuẩn bị tấp nập làm cá khô phục vụ cho thị trường tết cổ truyền dân tộc. Ảnh: Trọng Linh.

Để đảm bảo nguồn hàng cung ứng cho thị trường thực phẩm khô trong dịp Tết, trong những ngày này không khí lao động tại làng khô Thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu hết sức tất bật. Không chỉ tranh thủ làm để đảm bảo số lượng hàng cung ứng cho thị trường tết, hầu hết các cơ sở làm thực phẩm khô còn quan tâm đến việc làm ra những mặt hàng ngon, chất lượng nhằm xây dựng uy tín thương hiệu của địa phương.

Thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải (tỉnh Bạc Liêu) là một trong những làng nghề truyền thống, chuyên sản xuất thực phẩm khô nổi tiếng không chỉ trong tỉnh mà còn lan rộng sang các tỉnh lân cận khác như Sóc Trăng, Cà Mau, Bến Tre, Trà Vinh, Cần Thơ hay TP Hồ Chí Minh… Các loại đặc sản khô như: khô cá lù đù, khô cá rúng, cá lóc biển, khô cá khoai, cá đuối, cá kèo, cá ngác, cá bông lau, cá sặc bổi, cá dứa, cá thiều, cá cờ, cá hố, cá lưỡi trâu... Ngoài các loại khô cá, người dân nơi đây còn làm các loại tôm khô, mực khô.

Phóng viên NNVN đã đến một trong những cở sở sản xuất lớn của bà Trần Xuân Mai (ngụ ấp 3, thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải), tại đây hơn 100 tấn khô các loại đã được chuẩn bị sẵn. Trong đó, phần lớn là khô mực, khô cá khoai, cá kèo và tôm khô. Để đảm bảo tiến độ, mỗi ngày cơ sở thuê từ 10 đến 12 lao động, chia làm các khâu như: làm sạch, ướt, phơi khô và đóng gói… 

Vừa đảm bảo nhu cầu thị trường, vừa đảm bảo chất lượng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm được người dân quan tâm. Ảnh: Trọng Linh.

Vừa đảm bảo nhu cầu thị trường, vừa đảm bảo chất lượng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm được người dân quan tâm. Ảnh: Trọng Linh.

Theo bà Mai, Gành Hào từ lâu được xem là làng nghề nổi tiếng làm cá khô của Bạc Liêu với đủ các loại khô. Ban đầu việc làm khô chủ yếu phục vụ bữa ăn hằng ngày cho gia đình, làm quà biếu cho họ hàng, bè bạn ở xa. Sau mọi người ăn thấy ngon, ưa miệng nên đặt làm với số lượng nhiều, lâu dần đã trở thành nghề nuôi sống nhiều gia đình và nhờ đó mọi người có điều kiện lo cho con cái ăn học, đời sống ngày càng khá giả”.

Theo người dân làm khô bán sản phẩm khô tại đây cho biết, khoảng 2 tháng qua ngư dân đánh bắt được nhiều hải sản, nên nguồn nguyên liệu khá dồi dào. Nhờ đó, các mặt hàng khô phục vụ thị trường dịp Tết năm nay rất phong phú mà giá cả hợp lý.

Chị Trần Hồng Nhung, tiểu thương chuyên mua bán sản phẩm khô cho biết: Cơ sở của tôi đã dự trữ hàng từ tháng 9/2020, giá cả, các mặt hàng khô chủ đạo như: Khô mực, khô cá khoai, tôm khô…năm nay khá ổn định. Về nhãn mác cơ sở cũng đã chuẩn bị từ trước rồi, riêng năm nay có mẫu mới làm thành gói quà rất đẹp và sang trọng để người tiêu dùng có thể mang đi biếu Tết.

“Quan trọng là giữ được thương hiệu riêng của cơ sở, thứ hai là giữ đặc sản của Gành Hào luôn duy trì được chất lượng và quy tín”, chị Nhung chia sẻ.

Chị Nguyễn Thị Loan (ngụ ấp 1, thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải) chuyên làm khô cá Kèo cho biết, khoảng cuối tháng 9 đầu đến tháng 10 âm lịch, khối lượng công việc nhiều gấp 2 – 3 lần so với ngày bình thường. Ngày bình thường gia đình chị nhập từ 500 – 600kg cá tươi nhưng vụ Tết số lượng cá nhập lớn hơn, dao động khoảng 1.000 – 1.500kg/ngày. Xong một mùa khô, gia đình chị xuất bán khoảng 20.000kg khô thành phẩm ra thị trường. 

Một cơ sở mua bán khô tại  Gành Hào, huyện Đông Hải. Ảnh: Trọng Linh.

Một cơ sở mua bán khô tại  Gành Hào, huyện Đông Hải. Ảnh: Trọng Linh.

Hầu hết các loại cá tươi nguyên liệu được các hộ gia đình, chủ cơ sở sản xuất thu mua từ các ghe hàng trên địa bàn Gành Hào. Một số mặt hàng thiếu phải nhập ở tỉnh lân cận như Cà Mau hoặc xa hơn là TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu…

Các sản phẩm khô cá biển ở Gành Hào đều được làm thủ công và phơi dưới ánh nắng mặt trời. Ðể có sản phẩm được người tiêu dùng vừa ý, khô có mùi vị thơm ngon, sạch, đạt yêu cầu vệ sinh thực phẩm, thì người làm phải có kinh nghiệm từ khâu chọn cá, mổ cá, ướp cá cho đến đem phơi. Bí quyết làm khô ngon là muối qua đêm thật mặn, sau đó rửa thật sạch, nếu rửa không sạch, muối nổi trắng trên con khô, còn nếu lượng muối không đủ, cá sẽ không ngon, thịt bở. 

Để làm ra những mẻ khô thơm ngon, đảm bảo chất lượng không phải là việc dễ dàng. Mỗi gia đình làm nghề đều có bí quyết riêng ở từng công đoạn, sao cho giữ được hương vị và độ tươi ngon vốn có của nó, như vậy mới có thể giữ được uy tín và cạnh tranh trên thị trường.  

Theo đánh giá chung của các hộ sản xuất, kinh doanh thì thị trường khô cá năm 2021 giá cả kém hơn so với năm 2020. Chị Loan cho biết, nếu năm 2020 giá khô cá kèo thành phẩm từ 280.000 – 290.000 đồng/kg thì năm nay chỉ còn 230.000/kg bán theo số lượng lớn. Nếu bán lẻ thì giá cũng chỉ dao động từ 240.000 – 250.000 đồng/kg. Cá kèo tươi nhập hàng năm ngoái từ 85.000 – 90.000 đồng/kg, năm nay là 70.000 đồng/kg. Tuy nhiên, mùa khô năm nay xuất hàng ra thị trường nhiều hơn so với mọi năm và lợi nhuận đạt 15.000 – 20.000 đồng/kg khô cá thành phẩm.

Năm nay, nguồn nguyên liệu làm khô khá dồi dào. Ảnh: Trọng Linh.

Năm nay, nguồn nguyên liệu làm khô khá dồi dào. Ảnh: Trọng Linh.

Thị trường giá cả khô cá thiều cũng tương tự khô cá kèo, ở mức 110.000 đồng/kg thấp hơn từ 10.000 – 20.000 đồng so với năm 2016. Nguyên nhân chính do năm nay mưa nhiều, kéo dài qua Tết Dương lịch 2017, mặt hàng khô cá thành phẩm phơi bị ảnh hưởng đến chất lượng và mùa sản xuất khô cá đúng dịp mùa cá, số lượng cá nhiều nên giá thành hạ. Một số mặt hàng khô khác tại các chợ trong tỉnh Bạc Liêu như khô cá lóc 120.000 – 160.000 đồng/kg, khô cá đuối tẩm 130.000 đồng/kg, khô cá sặc bổi 200.000 – 220.000 đồng/kg, khô mực 330.000 – 820.000 đồng/kg, tôm khô 360.000 – 1.100.000 đồng/kg…      

Chị Trần Xuân Mai, chủ vựa khô tại chợ Gành Hào cho biết, trừ các mặt hàng khô tôm và khô mực, còn các loại khô khác đều rớt giá hoặc đứng giá vào dịp tết năm nay như khô cá lóc 240.000 – 300.000 đồng/kg, khô cá chỉ 160.000 đồng/kg, khô cá sặc bổi 200.000 – 220.000 đồng/kg riêng khô mực và tôm khô vẫn 400.000 – 1.200.000 đồng/kg…

Mặc dù trên thị trường ngày càng có nhiều sản phẩm khô đến từ những nơi khác nhau, thế nhưng sản phẩm cá khô Gành Hào tỉnh Bạc Liêu vẫn luôn được người tiêu dùng ưa chuộng. Mặt hàng khô Gành Hào đã theo các tuyến xe có mặt hầu khắp các tỉnh Sóc Trăng, Cà Mau, Bến Tre, Trà Vinh, Cần Thơ, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Bắc…

Hiện huyện Đông Hải, hiên có trên 30 cơ sở sản xuất, chế biến và mua bán sản phẩm cá khô các loại, trong đó, TT Gành Hào có hơn 10 cơ sở, để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm công tác tuyên truyền kiểm tra được chính quyền địa phương quan tâm.

Ông Tô Minh Đương, Chủ tịch UBND huyện Đông Hải, cho biết: Ngay từ đầu huyện đã chỉ đạo, tuyên truyền cho người dân, sản xuất đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với tất cả các mặt hàng phục vụ dịp tết, trong đó có mặt hàng khô, làm sao đảm bảo cho sản phẩm được an toàn, chất lượng cho người tiêu dung. Đồng thời, bảo vệ được thương hiệu cho sản phẩm thương hiệu khô Gành Hào.

Mỗi năm, mặt hàng cá khô Gành Hào cung ứng cho thị trường hơn 600 tấn khô các loại, bằng tinh thần sản xuất và cung ứng cho thị trường tết những mặt hàng khô ngon nhất, vừa đảm bảo được chất lượng.

Nghề làm thực phẩm khô nơi đây đã góp phần làm phong phú cho thêm thực đơn cho các gia đình trong những ngày Tết. Qua đó, góp phần xây dựng thương hiệu cá khô Gành Hào, thúc đẩy nghề  truyền thống của huyện Đông Hải ngày càng phát triển bền vững.

Theo TRỌNG LINH/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập188
  • Hôm nay33,230
  • Tháng hiện tại874,431
  • Tổng lượt truy cập93,252,095
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây