Học tập đạo đức HCM

Tăng cường các biện pháp kỹ thuật hạn chế ảnh hưởng của nắng nóng đến sản xuất nuôi trồng thủy sản

Thứ tư - 03/04/2024 06:21
Nắng nóng diện rộng làm nhiệt độ nước tăng cao, nhiệt độ nước là một trong những thông số quan trọng trong quản lý chất lượng môi trường nuôi, là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của động vật thủy sản.
Theo Dự báo của Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, nắng nóng năm nay đến sớm, số đợt nắng nóng có thể xuất hiện nhiều hơn trung bình nhiều năm, mức độ nắng nóng cũng gay gắt hơn, nhiều kỷ lục nhiệt độ có thể được thiết lập; “Tại Thanh Hóa - Thừa Thiên Huế, Cơ quan khí tượng nhận định nắng nóng diện rộng từ tháng 4 đến tháng 8, cao điểm tháng 6 đến tháng 7”.
Nắng nóng diện rộng làm nhiệt độ nước tăng cao, nhiệt độ nước là một trong những thông số quan trọng trong quản lý chất lượng môi trường nuôi, là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của động vật thủy sản. Nhiệt độ cao hoặc giao động ngày đêm lớn sẽ gây sốc, giảm sức đề kháng của động vật thủy sản, ảnh hưởng tỷ lệ sống, tăng khả năng trao đổi chất, do đó tăng tiêu hao oxy, tăng mẫn cảm với các tác nhân gây bệnh. Nhiệt độ nước cao còn là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn và virus gây bệnh phát triển ảnh hưởng đến các đối tượng thủy sản nuôi.
Để chủ động phòng chống nắng nóng, dịch bệnh cho các đối tượng thủy sản nuôi đảm bảo kế hoạch đã đề ra; Ngày 02/4/2024, Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh đã ban hành công văn hướng dẫn số 137/TS-NTTS ngày 02/4/2024 về việc “Tăng cường các biện pháp kỹ thuật hạn chế ảnh hưởng của nắng nóng đến sản xuất nuôi trồng thủy sản” theo đó, ngành chuyên môn đề nghị các địa phương, các hộ/cơ sở nuôi trồng thủy sản thực hiện một số giải pháp kỹ thuật như sau:  
1. Đối với thuỷ sản nuôi trong ao
- Kiểm tra bờ, cống ao để tránh hiện tượng rò rỉ nước. Duy trì mực nước trong ao trên 1,5 m, tích cực tạo oxy cho ao nuôi bằng máy quạt nước, máy sục khí vào thời điểm 1018h và sáng sớm. Những nơi có điều kiện thay nước có thể thay từ 15-20% lượng nước cũ và cấp thêm nước mới vào ao dưới dạng phun mưa (tốt nhất vào sáng sớm).
- Dùng lưới lan che che phủ 2/3 diện tích mặt ao và cao hơn mặt nước trên 2m để hạn chế bức xạ của ánh sáng mặt trời, ổn định nhiệt độ nước trong ao, tránh gây sốc cho tôm/cá nuôi.
- Giảm 50% lượng thức ăn khi trời nắng nóng trên 350C. Bổ sung vitamin C, khoáng chất, chế phẩm sinh học vào thức ăn nhằm tăng cường sức đề kháng cho thủy sản nuôi.
- Hàng tuần nên dùng vôi bột hòa tan tạt đều khắp ao vào buổi chiều mát để khử trùng nguồn nước và ổn định pH trong ao với hàm lượng 2 4 kg vôi bột/100 m3 nước.
- Thường xuyên kiểm tra môi trường và hoạt động của thủy sản nuôi, nhất là vào sáng sớm, chiều tối. Sớm phát hiện những biểu hiện bất thường và kịp thời xử lý.
- Chủ động thu hoạch thuỷ sản nuôi khi đạt kích cỡ thương phẩm.
z5314105120363 27be8e19266f27e80997e9e7737d4e62
Tăng cường sục khí cho ao trong điều kiện nắng nóng
2. Đối với nuôi ngao/nghêu
- San phẳng mặt bãi, khai thông các vũng nước ở các bãi ngao nhằm tránh hiện tượng nước đọng cục bộ, giảm thiểu ảnh hưởng của sự chênh lệch nhiệt độ trong ngày làm ngao yếu và chết.
- Chỉ thả giống khi điều kiện thời tiết phù hợp. Thả giống với mật độ vừa phải hoặc san thưa để tăng sức chống chịu của ngao nuôi với biến động của thời tiết. Mật độ nuôi phù hợp được khuyến cáo: từ 180 200 con/m2 đối với cỡ ngao từ 400 600 con/kg; dưới 250 con/m2 đối với cỡ ngao từ 500 800 con/kg, 250 350 con/m2 đối với cỡ ngao từ 800 - 2000 con/kg.
- Thu tỉa khi ngao đạt kích cỡ thu hoạch; đối với ngao nuôi chưa đạt kích cỡ thu hoạch chủ động di chuyển ngao xuống vùng triều thấp hơn, đảm bảo hạn chế ảnh hưởng của nắng nóng đến ngao nuôi.
- Định kỳ kiểm tra, vệ sinh bãi nuôi, lưới chắn, đảm bảo an toàn cho bãi nuôi khi xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa, giông lốc.
z5314105123451 e758d049a6819f270111959c88442d5c
Dùng lưới che một phần ao nuôi hạn chế bức xạ
3. Đối với thủy sản nuôi sông/hồ chứa
- Vận hành cơ sở nuôi đảm bảo mật độ lồng nuôi phù hợp. Sử dụng lưới lan che bề mặt lồng bè nuôi để giảm ánh sáng trực tiếp xuống đáy lồng nuôi.
- Khi mực nước trên sông/hồ giảm cần hạ thấp lồng nuôi hoặc di chuyển lồng nuôi đến nơi có mực nước sâu để bảo đảm độ sâu luôn ở mức 2,5 3,0 m.
- Giảm 50 70% lượng thức ăn cho ăn hàng ngày hoặc ngừng cho ăn vào những ngày nắng nóng gay gắt. Chọn loại thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao kết hợp với việc bổ sung vitamine C, khoáng chất, chế phẩm để duy trì sức khỏe thuỷ sản nuôi.
- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra sức khỏe thủy sản nuôi, thu gom thức ăn thừa, xác thủy sản bệnh, chết, vệ sinh lồng nuôi. Treo túi vôi ở lồng nuôi để hạn chế sự phát triển của mầm bệnh.
- Chuẩn bị sẵn sàng máy bơm, máy sục khí, trang thiết bị cần thiết và nguyên nhiên vật liệu ứng phó với các biến động môi trường. Thường xuyên kiểm tra môi trường và hoạt động của thủy sản nuôi, nhất là vào sáng sớm, chiều tối. Sớm phát hiện những biểu hiện bất thường và kịp thời xử lý.
- Tiến hành thu tỉa khi thủy sản nuôi đạt kích cỡ thương phẩm. Hạn chế đánh bắt, san thưa, vận chuyển, thả giống vào những ngày nắng nóng, thời điểm nắng nóng trong ngày.
Sỹ Công - Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập444
  • Hôm nay56,925
  • Tháng hiện tại716,252
  • Tổng lượt truy cập93,093,916
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây