Học tập đạo đức HCM

Thái Bình: Một nông dân thu 10 tỷ/năm nhờ nuôi con chạy lạch bạch mà người xưa can ngăn đừng có ham

Thứ tư - 06/01/2021 02:06
Người xưa có câu: “Muốn giàu nuôi cá, muốn khá nuôi heo, muốn nghèo nuôi vịt”, thế nhưng với anh Phạm Văn Ánh, thôn Châu Giang, xã Đông Quan (huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) thì ngược lại. Nhờ mô hình nuôi vịt khép kín theo hướng an toàn sinh học nên anh thu tiền tỷ mỗi năm, giúp nhiều gia đình khác cùng làm giàu.

Bại không nản

Những năm đầu xây dựng mô hình nuôi vịt, anh Ánh gặp không ít khó khăn bởi khu nuôi là ruộng cấy lúa kém hiệu quả bà con để hoang hóa đã lâu, cỏ mọc cao hơn đầu người, giao thông nội đồng chưa thuận tiện. 

Anh phải đầu tư hàng tỷ đồng để cải tạo, xây dựng chuồng trại và mua vịt giống về thả. Lứa vịt đầu tiên anh chọn giống vịt rất kỹ, chăm sóc tỉ mỉ, mỗi ngày nhìn đàn vịt khỏe mạnh, lớn nhanh vợ chồng anh Ánh mừng thầm nhưng “niềm vui ngắn chẳng tày gang”. 

Thái Bình: Một ông nông dân thu 10 tỷ/năm nhờ nuôi con chạy lạch bạch mà ông bà ta xưa can đừng có nuôi - Ảnh 1.

Từ mô hình nuôi vịt khép kín, mỗi năm anh Phạm Văn Ánh thu gần 10 tỷ đồng, thôn Châu Giang, xã Đông Quan (huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình).

Trang trại nằm chơ vơ giữa cánh đồng, nơi đó lại là “rốn nước” của cả vùng, đang đêm trời mưa như trút, chẳng mấy chốc cả trang trại mênh mông nước. 

Đàn vịt dìm mình với nước suốt mấy ngày không chết vì đuối nước, vì lạnh rồi cũng chết vì mắc bệnh. Nhìn đàn vịt chết dần mà không thể cứu, anh Ánh như “đứt từng khúc ruột”. 

Sau bao năm vất vả dành được ít vốn đầu tư nuôi vịt những tưởng sẽ giúp gia đình anh vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng nay lại khiến anh trắng tay. Không cam chịu thất bại, anh vay vốn ngân hàng nâng nền chuồng, mua giống vịt siêu thịt về thả. 

Gần đến kỳ xuất chuồng thì dịch cúm A/H5N1 bùng phát, hàng nghìn con vịt trong chuồng dù khỏe mạnh song không thể tiêu thụ được. Suốt 3 năm ảnh hưởng của dịch cúm A/H5N1, trang trại của anh liên tiếp thất thu, biến anh thành “con nợ”, cuộc sống gia đình lao đao.

Thắng không kiêu

Từ những lần thất bại đó, anh Ánh rút ra được nhiều bài học, kinh nghiệm quý chuyển mô hình chăn nuôi vịt của gia đình từ bại thành thắng. 

Trước tiên, anh chuyển từ nuôi vịt thịt sang nuôi vịt siêu trứng theo mô hình khép kín: Vịt đẻ lấy trứng ấp, trứng nở bán vịt giống, trứng không nở được thì bán trứng qua lò, khi vịt đẻ thưa quả thì bán vịt thịt. Để vịt không dịch bệnh lại lớn nhanh, anh đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại bài bản, tiêm phòng đầy đủ, thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ...

Với diện tích trên 20.000m2, anh Ánh xây dựng thành các khu nuôi riêng biệt dành cho từng loại vịt để dễ chăm sóc. Hiện anh nuôi tại trang trại khoảng 5.000 - 6.000 con vịt siêu thịt, siêu trứng, mỗi ngày thu khoảng trên 1.000 quả trứng. Đặc biệt, khu nào anh cũng sử dụng đệm lót sinh học nên khá sạch sẽ.

Anh Ánh cho biết: Vịt là loài thủy cầm phải kết hợp nuôi công nghiệp và nuôi thả tự nhiên mới có hiệu quả. Đặc biệt, chăm vịt con giống như chăm con mọn, phải luôn giữ cho môi trường trong lành, thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông thì vịt mới khỏe mạnh, phát triển tốt. 

Vì vậy, ngoài xây dựng chuồng cao ráo, thoáng, anh đào giếng bơm nước lên máng cho vịt tắm hàng ngày. Mùa đông nước giếng ấm, mùa hè nước giếng mát, vịt tắm rất thích hợp. Anh còn thuê 7 lao động với thu nhập 6 - 7 triệu đồng/tháng làm việc tại trang trại.

Ông Nguyễn Duy Túc, thôn Châu Giang, xã Đông Quan cho biết: Tôi làm tại trang trại này đã được 8 năm. Công việc nhàn, thu nhập ổn định. Dù nuôi nhiều nhưng do dùng đệm lót sinh học, vệ sinh thường xuyên, chuồng trại sạch sẽ, vịt không bị dịch bệnh. 

Trang trại ngày càng ăn lên làm ra, ông chủ sống điềm đạm, hòa nhã, công nhân yên tâm gắn bó lâu dài với trang trại.

Để phát triển chăn nuôi bền vững, anh Ánh đã đầu tư trên 1 tỷ đồng mua 20 lò ấp công nghệ cao và 2 máy nở để ấp trứng, bán vịt giống. Mỗi lần ấp được khoảng 20.000 con, trứng được ấp theo quy trình nghiêm ngặt, vì vậy tỷ lệ nở con đạt 85%. 

Vịt con ra lò đến đâu anh bán hết đến đó, bởi chất lượng con giống tốt và anh liên kết cung cấp giống cho khoảng 40 trang trại, gia trại trong và ngoài tỉnh Thái Bình, hỗ trợ 20% thức ăn, đồng thời bao tiêu toàn bộ trứng cho họ. 

Hiện nay, tính cả trang trại, gia trại liên kết và trang trại của anh Ánh có hàng vạn con vịt được nuôi thả. Từ mô hình nuôi vịt khép kín, mỗi năm anh Ánh thu gần 10 tỷ đồng. 

Mô hình của anh Ánh còn được Sở Khoa học và Công nghệ chọn nuôi thí điểm gần 2.000 con vịt siêu nạc. Đàn vịt siêu nạc sắp đẻ trứng, hứa hẹn mang lại thêm nguồn thu nhập nữa cho gia đình anh Ánh.

Ông Tống Hồng Phong, Chủ tịch UBND xã Đông Quan (huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) cho biết: Mô hình nuôi vịt khép kín theo hướng an toàn sinh học của gia đình anh Ánh là một trong những mô hình tiêu biểu phát triển kinh tế của địa phương, rất đáng để nhân rộng.

Không chỉ làm giàu cho bản thân, vịt giống của trang trại anh Ánh đã giúp hàng chục hộ chăn nuôi khác cùng phát triển, cùng làm giàu, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương, đặc biệt, anh Ánh là người dám đi tiên phong song đã đánh thức được vùng đất trũng, hoang hóa của xã.

Dù đã trở thành tỷ phú nhưng anh Ánh vẫn sống giản dị, mộc mạc, đậm chất nông dân. Anh sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm tích lũy được trong chăn nuôi cho các trang trại, gia trại và bà con nông dân muốn làm giàu từ nghề nuôi vịt đẻ, ấp trứng vịt bán giống để cùng làm giàu.

Theo  danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập159
  • Hôm nay40,778
  • Tháng hiện tại888,521
  • Tổng lượt truy cập93,266,185
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây