Học tập đạo đức HCM

Biến thịt lợn sề thành... thịt bò

Thứ bảy - 16/03/2013 03:35
Thịt bò hiện dao động khoảng 200.000 - 250.000/kg, trong khi thịt lợn sề tại các lò mổ chỉ ở mức 60.000 - 70.000đ/kg, chênh lệch gấp 4 lần khiến dân buôn không ngần ngại dùng đủ mọi cách biến thịt lợn sề thành thịt bò bằng các loại phẩm màu, hóa chất.

 Cách bày xen kẽ thịt bò giả với thịt bò, người mua khó mà phân biệt
Cách bày xen kẽ thịt bò giả với thịt bò, người mua khó mà phân biệt

 
Thật - giả khó phân biệt nhờ...
 
Chị Hoàn ở Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội có thâm niên làm giò hơn hai chục năm nay, cho biết: Ở các khu chợ đầu mối, chợ lớn các quầy hàng chuyên bán thịt bò nhưng thực ra lẫn trong đó có cả thịt lợn sề được chủ quầy để lẫn với thịt bò để lừa người mua.
 
Chị Hoàn cho biết thêm: Tháng trước, giáp tết ngày nào xưởng làm giò của chị cũng nhập 15-20kg thịt bò, mua với số lượng lớn nên dân buôn dễ dàng đánh tráo cho lẫn thịt bò giả, thực chất là lợn nái già vào. Thoạt nhìn loại thịt này đỏ au không khác gì thịt bò, nhưng sau khi rửa với nước màu nhạt dần và ngửi thấy có mùi tanh chứ không phải là mùi hôi thì khẳng định là thịt lợn nái sề. Chị đã mang hơn 7kg thịt lợn giả bò trả lại và chủ quầy hàng đã phải công nhận đó không phải là thịt bò và đưa trả lại tiền.
 
Chợ Phùng Khoang là chợ đầu mối lớn buôn bán các loại thịt gia súc, gia cầm - dân buôn chủ yếu đổ về đây lấy hàng bởi giá khá mềm.
 
Một tiểu thương thú thật, chỉ lúc khan hàng lắm mới “đánh lừa” người tiêu dùng thôi không thì mất hết khách, mà “lòe” họ cũng phải khéo léo, nếu là khách lạ thì cắt thịt bò giả bán, khách quen chỉ xén một vài lạng lẫn với thịt bò thật như thế khi mang về chế biến khó mà phát hiện ra được.
 
Tìm đến cơ sở giết mổ lợn lâu năm của ông Nguyễn Văn Bang (phố Tía, Thường Tín), ông này cho biết: “Mỗi lần mua lợn sề về mổ, cánh tiểu thương chuyên buôn thịt bò, hàng cơm và phở bò giành nhau lấy hết, nhất là hàng cơm, phở nhiều khi còn cãi cọ nhau để tranh hàng”.
 
Theo kinh nghiệm của ông Bang, lợn nái sề già thịt rất dai, bì dày, dân buôn dùng phẩm màu tẩm ướp cho có màu đỏ au sẽ được thịt lợn giả bò, khiến người mua khó mà nhận biết được. Tuy nhiên nếu quan sát và kiểm tra kỹ, người tiêu dùng vẫn có thể phát hiện được bởi thớ thịt bò nhỏ và dài màu đỏ tươi, mùi hôi đặc trưng, phần mỡ và bì có màu vàng nhạt, khi ấn vào miếng thịt thấy rất mềm. Trong khi thớ thịt lợn to và ngắn, bì và mỡ có màu trắng, mùi tanh, màu đỏ có được là nhờ phẩm màu nhưng nếu rửa kỹ nhiều lần màu đỏ sẽ dần biến mất, để lộ ra màu hồng nhạt của thịt lợn.   
 
...các loại phụ gia
 
Chị Na (người làm thuê tại một quán cơm bình dân (Thụy Khuê-Tây Hồ, Hà Nội)) cho biết, để tiết kiệm, bà chủ thường tự đi mua thịt lợn sề về hoặc đặt tại các quầy thịt lợn lớn ở chợ đem về giả làm thịt bò bằng phẩm màu hoa hiên, loại phẩm màu này cho màu sắc của thịt lợn giống hệt thịt bò, trong quá trình xào, nấu màu thịt sẽ không còn đỏ tươi như lúc nhuộm mà chuyển sang màu hơi trắng, đặc biệt là không có mùi vị của thịt bò thật. Tuy nhiên, những vấn đề này xử lý đơn giản, trong quán lúc nào cũng sẵn các loại phụ gia như: Nước tinh bò; bột hương vị bò tạo mùi thơm hấp dẫn như thịt bò thật, người ăn dù có tinh ý cũng khó phát hiện ra. Còn những chất phụ gia này thì... chợ nào cũng có.
 
Chúng tôi đến chợ Đồng Xuân, phố Hàng Buồm không khó để hỏi mua được các loại gia vị làm giả bò từ: Gia vị bò khô, xốt tiêu bò, nước tinh bò, bột tạo hương vị bò rất đa dạng, đặc biệt được bày bán công khai với giá khá mềm.
 
Một số cơ sở nấu cỗ thuê đánh tráo nguyên liệu trong các món bò xốt tiêu đen, bò xốt vang ngoài thịt lợn sề giả bò còn có lẫn cả thịt lợn thì họ dùng thêm soda cho nhanh, hiệu quả tức thì, đơn giản hóa quy trình làm mềm thịt.
 
Phần thịt rẻ sườn của lợn sề có mùi hôi giống thịt bò, giá lại rẻ hơn so với rẻ sườn thịt bò thật nên hàng phở thường đặt mua, khi ninh chín thì không còn mùi của thịt bò nữa, phần thịt bị tơi ra không dai như thịt bò, nhưng theo cánh hàng phở cho biết thì họ sẽ cho các loại phụ gia giả vị bò đánh lừa vị giác của thực khách”, ông Bang nói.
Theo Dantri
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập202
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm198
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại189,348
  • Tổng lượt truy cập90,252,741
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây