Học tập đạo đức HCM

Biệt thự triệu đô thành ao cá, chuồng gà

Thứ năm - 21/03/2013 03:08
Những ngôi biệt thư rộng hàng trăm mét vuông được định giá vài chục tỷ đồng lại đang được sử dụng cho những mục đích không ai ngờ tới: nuôi cá và nuôi gà.

Nuôi gà, thả cá

Tại khu đô thị mới Văn Phú. Bên cạnh những căn biệt thự có lác đác người dọn đến ở, thì những căn biệt thự xây thô, bỏ hoang trị giá hàng triệu đô được tận dụng nuôi gà, ngan, vịt…

Văn Phú được kỳ vọng sẽ là một khu đô thị hiện đại của TP Hà Nội và tạo chỗ ở mới cho hàng chục ngàn dân nhưng nay hàng trăm ngôi biệt thự, các tòa chung cư đã hoàn thiện có thể đi vào sử dụng nhưng vẫn không có bóng dáng người ở. Nhiều người đã tận dụng những khu nhà để nuô gà vịt.

 

 

Đã hoàn thành và chủ đầu tư đã bàn giao nhà cho người dân gần 2 năm nay. nhiều ngôi nhà biệt thự, liền kề đã được sơn bả đẹp lộng lẫy nhưng bên trong cầu thang rêu mốc, cỏ dại mọc đầy. Theo chủ đầu tư, việc nuôi gà trong khu đô thị về nguyên tắc thì chủ đầu tư không được cấm người dân nuôi, tuy nhiên Xí nghiệp Dịch vụ đô thị thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các hộ dân không thả gà ra ngoài đường.

Trong khi đó tại khu đô thị mới Văn Quán, tầng hầm của một tòa nhà bỏ hoang đã trở thành một hầm nuôi cá lý tưởng. Theo một người dân sống tại đây cho biết, ngôi nhà đang trong quá trình xây dựng nhưng ngừng thi công và bỏ hoang cho tới nay mấy năm. Nhiều trận mưa bão lớn, nước hồ Văn Quán dâng lên ngập cả đường tràn vào hầm, cá ở hồ cũng theo đó kéo vào sinh sống. 

 

 

Bác Chính, bán nước trước đó cho biết: “Hầm nuôi cá này tự nhiên mà có chứ không người nào nuôi cả, thỉnh thoảng cũng thấy có người câu nhưng toàn cá bé. Để đảm bảo an toàn chúng tôi phải mang cây rào xung quanh nhưng cũng chỉ được một thời gian

Trong khi hàng triệu người đang thiếu nhà ở hoặc phải sống trong những căn nhà tạm bợ, Hà Nội đang có hàng trăm ngôi biệt thư bỏ hoang. Đây là thực trạng gây nhức nhối trên thị trường BĐS Hà Nội, là phần nổi biểu thị rõ ràng nhất cho tảng băng chìm BĐS tồn kho.

Triệu đô chỉ để trồng rau

Tận dụng những ngôi biệt thự tiền tỷ bỏ hoang tại nhiều khu đô thị mới bỏ hoang, người dân tranh thủ canh tác trồng rau, nuôi gà.

Sau giờ tan tầm, chị Hải sống tại khu đô thị mới Linh Đàm lại xắn tay áo ra vườn. Dọn về ở khu này hơn sáu năm, nhìn những ngôi nhà xung quanh chưa có ai ở, cỏ mọc um tùm, là nơi nhiều côn trùng và rác, chị Hải cũng thấy tiếc. Chị bàn với chồng bỏ công sức và tiền bạc thuê công nhân dọn dẹp sạch sẽ, mua đất về để làm vườn rau.

Quanh khu nhà chị Hải cũng có tới gần chục gia đình tận dụng khoảng không gian trước các ngôi biệt thự bỏ hoang để trồng trọt. Các loại rau quả cũng đủ loại từ mùng tơi, xu hào tới đỗ, mướp bí,... 

 

 

 

 

 

 

Theo chị Hải, trồng rau ở đây phải làm hàng rào bảo vệ, có cả khóa, nếu không sẽ vào phá hoại hay bị trộm. Khi được hỏi về việc có xin phép chủ nhà chị Hải cười: “Từ hồi tới đây ở tôi cũng chưa một lần gặp chủ nhà, thỉnh thoảng có người tới xem rồi hỏi mua, chắc đó là môi giới. Chúng tôi trồng rau thế này nếu chủ nhà tới đòi thì cũng vui vẻ trả lại đất thôi”.

Tại khu đô thị mới Trung Văn, bác Lâm, một cán bộ hưu trí, cũng đang dọn cỏ khu vườn riêng của mình. Bác Lâm cho hay, trước chỉ mình bác trồng rau ở đây, sau đó mọi người học theo. Những người đầu tiên chọn được nhiều đất hơn, còn càng về sau càng ít, giờ thì không còn khoảng trống.

Theo bác Lâm, khu vườn nhỏ này mỗi tháng cũng tiết kiệm cho gia đình bác tiền triệu. Lúc rau nhiều, ăn không hết, bác còn đem cho những người họ hàng bà con. “Trồng rau ở đây lúc đầu cũng bị ban quản lý nhắc nhở nhưng có chúng tôi thì khu đô thị mới sạch sẽ không còn rác và cỏ mọc. Rau sạch ai cũng quý, nhất là do chính tay mình trồng rau. Tôi bảo ở thành phố trồng rau nhiều người không tin”, bác Lâm kể.

Cũng giống như bác Lâm, bà Quý, một người dân sống tại Văn Khê cũng đang có một mảnh vườn nhỏ để trồng rau. Bác Quý chia sẻ, những ngôi biệt thự xây xong phần thô nhưng bỏ hoang mấy năm nay không thấy động tĩnh gì, điều này đang gây ảnh hưởng rất tiêu cực đến bộ mặt của cả khu nhà ở và sinh hoạt của người dân.

Được biết ngôi nhà bà đang tận dụng khoảng sân vườn để trồng rau có vài chục tỷ, bà Quý tiếc nuối: “Tiền tỷ mà bỏ không thế lãng phí thật, nơi thì đất chật người đông nơi thì bỏ hoang phí”. Người phụ nữ này đã trồng rau tại khu biệt thự bỏ hoang được 2 năm nhưng không hề bị chủ biệt thự hay chủ dự án đến dẹp

Hiện tại nhiều khu đô thị khác như Pháp Vân, Văn Khê, Trung Văn, Mỹ Đình,... Trong khi hàng triệu người đang thiếu nhà ở hoặc phải sống trong những căn nhà tạm bợ thì lại có rất nhiều căn nhà triệu đô xây xong chỉ để... trồng rau.
Theo Vietnamnet
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập348
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại853,426
  • Tổng lượt truy cập92,027,155
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây