Học tập đạo đức HCM

CPI giảm 3 tháng liên tiếp: Đúng thực trạng

Thứ hai - 27/05/2013 04:38
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5.2013 với trạng thái âm 0,06%. Đây là tháng thứ 3 liên tiếp, chỉ số CPI giảm. Không ít ý kiến chuyên gia cảnh báo về nguy cơ giảm phát đang hiện hữu.

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng: Giảm phát là 3 tháng liên tiếp CPI giảm và mức giảm rõ rệt. Nếu nhìn về mặt lý thuyết thì rõ ràng đây là tháng thứ 3, CPI cả nước giảm liên tiếp. Do đó tôi khẳng định sức mua hiện đang rất kém: “Mức giảm mạnh chứng tỏ nền kinh tế trì trệ, vòng quay của đồng tiền giảm, không có đầu tư và ảnh hưởng mạnh đến đời sống nhân dân”.

Nền kinh tế trì trệ do sức mua kém, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.

Còn TS Nguyễn Đức Độ-Phó Viện trưởng Viện Kinh tế tài chính cũng cho rằng, từ tháng 6 trở đi, lạm phát so với cùng kỳ năm trước sẽ giảm liên tục và giảm mạnh dần trong các tháng cuối năm. Theo TS Độ, sức mua đang giảm bất chấp cung tiền tăng và lãi suất có xu hướng giảm. Những lo ngại nền kinh tế giảm phát không phải là không có cơ sở.

Chỉ số bán lẻ từ đầu năm cho thấy rõ tiêu dùng thấp; tín dụng tăng thấp, giải ngân vốn ngân sách thấp. Hội tụ?các yếu tố này dẫn đến CPI tăng thấp, phản ánh đúng thực trạng nền kinh tế.

Ông Vũ Viết Ngoạn - Chủ tịch UB Giám sát tài chính quốc gia

Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong lại cho rằng: Có thể không xảy ra giảm phát nhưng tốc độ tăng trưởng tiềm năng của nền kinh tế không lạc quan. Năng suất lao động thấp và công nghệ lạc hậu cộng với thâm hụt ngân sách cao triền miên và nợ công tăng nhanh đang là các trở lực đối với nền kinh tế.?

Chỉ số CPI giảm, thậm chí chỉ là “đứng yên” trong một vài tháng không phải do chất lượng, do năng suất, mà ngược lại, do sản xuất đình đốn, hàng tồn kho lớn, hàng nước ngoài tràn vào chèn ép hàng nội, vì vậy, theo TS Lê Đăng Doanh, các biện pháp cần làm thì Chính phủ đã có chủ trương, chính sách hết rồi. Quan trọng nhất hiện tại là phải xử lý nợ xấu và hàng tồn kho. Muốn vậy phải kích thích nhu cầu của người dân bằng cách giảm thuế cho doanh nghiệp hoạt động được.

Theo danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập630
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm625
  • Hôm nay38,433
  • Tháng hiện tại47,048
  • Tổng lượt truy cập88,725,382
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây