Học tập đạo đức HCM

CPTPP: Cơ hội lớn, thách thức nhiều

Thứ ba - 17/04/2018 04:17
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vừa mới được ký kết, sự kiện này sẽ mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với ngành nông nghiệp của Việt Nam; trong đó có ngành chăn nuôi.

Sức ép giảm giá

Theo Hiệp định CPTPP, 100% dòng thuế đối với tất cả hàng hóa sẽ về 0% theo lộ trình 7 năm, nhưng với Việt Nam được dành lộ trình 7 - 10 năm. Các mặt hàng hải sản như tôm, cá ngừ đại dương của Việt Nam được ưu ái. Các mặt hàng khác như dệt may, giày dép của Việt Nam đều được hưởng lợi. Các mặt hàng công nghiệp của Việt Nam có thuế nhập khẩu đa số là 0%, thậm chí có nước như Canada, Nhật Bản dành cho 90% các mặt hàng công nghiệp Việt Nam có thuế nhập khẩu 0%. Tuy nhiên một số mặt hàng nông nghiệp và chăn nuôi của Việt Nam cũng gặp nhiều thách thức, cụ thể là thịt gà và thịt heo. Đây cũng là thách thức để ngành chăn nuôi Việt Nam phát triển theo hướng hiện đại. 

Chăn nuôi nhỏ lẻ chịu nhiều sức ép khi hội nhập Ảnh: Xuân Trường
Chăn nuôi nhỏ lẻ chịu nhiều sức ép khi hội nhập     Ảnh: Xuân Trường
  

Theo Bộ NN&PTNT, mặc dù hiện nay tổng đàn gia súc, gia cầm đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, nhưng thực tế sâu xa tiềm ẩn là, sau “cơn bão giảm giá”, xuất hiện nhiều doanh nghiệp “hụt hơi” thiếu vốn, nhất là doanh nghiệp nội địa. Một số doanh nghiệp hoạt động cầm chừng kiểu “lỗ cũng phải làm” để chờ cơ hội giá lên, vì đã đầu tư vào chuồng trại với quy mô lớn, nếu “đóng chuồng” thì hệ thống chuồng trại sẽ nhanh chóng mục nát, xuống cấp, đồng nghĩa với phá sản cùng khối nợ ngân hàng khổng lồ. Lý giải về thông tin một số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đã bị giá lợn giảm sâu “đánh sập tiệm” thậm chí bị lợn “ăn cả sổ đỏ”, một số chuyên gia cho rằng, đợt khủng hoảng cũng đã có mặt tích cực là góp phần xóa bỏ bớt những trang trại chăn nuôi nhỏ lẻ, thiếu bài bản, các trang trại vẫn phát triển nên không ảnh hưởng đến tổng đàn. 

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long bày tỏ lo ngại khi Hiệp định CPTPP đi vào thực tiễn, ngành chăn nuôi sẽ phải chịu nhiều “tổn thương” nhất. Nông sản, thực phẩm của Canada, Nhật Bản, Australia... với thuế suất bằng 0 có giá cạnh tranh hơn sẽ ồ ạt tràn vào thị trường nước ta, “đe dọa” nông sản, thực phẩm nội địa. Mặc dù hiện nay các doanh nghiệp chăn nuôi trong nước không ngừng cải tiến về giống, giảm giá thành sản phẩm nhưng rất khó có thể cạnh tranh khi giá thành chăn nuôi vẫn ở mức cao. Với giá thành như thế, chúng ta khó lòng cạnh tranh với thịt ngoại nhập giá rẻ hơn, quy trình giết mổ lại bài bản, an toàn hơn. Nếu không cơ cấu lại để giảm giá thành, chắc chắn ngành chăn nuôi sẽ bị thua ngay tại thị trường nội địa chứ đừng mong đến xuất khẩu. Như vậy, nếu không cơ cấu lại, các doanh nghiệp sẽ rơi vào tay những ông chủ ngoại nhiều tiền, dày kinh nghiệm. 

Bên cạnh đó, khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực, một sản phẩm nếu đã đăng ký thương hiệu quốc gia thì có thể xuất khẩu sang tất cả các nước còn lại trong khối, miễn sao đáp ứng đủ tiêu chuẩn của nước sở tại và không có hạn ngạch. Không chỉ có sản phẩm thô mà cả sản phẩm chế biến của ngành chăn nuôi cũng ồ ạt vào Việt Nam. Trong khi đó, các sản phẩm của nước ngoài rất đa dạng và phong phú, do vậy sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất trong nước; thay đổi cách tiêu dùng truyền thống sang công nghiệp. 

  

Giải pháp nào cho chăn nuôi?

Theo Cục Chăn nuôi, hiện tại ngành hàng thịt lợn đang có nhiều doanh nghiệp lớn như Masan, Dabaco, C.P., trong đó C.P. được coi như doanh nghiệp hàng đầu với quy trình chăn nuôi, giết mổ bài bản nhất. Tuy nhiên, để cạnh tranh với các doanh nghiệp ngoại, các doanh nghiệp nội cần tiếp tục cơ cấu lại để giảm giá thành. Khi xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi, cần phải đáp ứng được các tiêu chuẩn nước nhập khẩu. 

Liên quan đến vấn đề đầu tư, ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, thị trường nông nghiệp của Việt Nam hiện đang rất hấp dẫn, bởi kinh tế đang trên đà phát triển, đồng thời xu thế tiêu dùng cũng đang thay đổi, do vậy Việt Nam có nhiều cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này. Việt Nam cần phát huy lợi thế, vì thị trường Việt Nam đang tương đối hấp dẫn trong khối CPTPP bởi kinh tế Việt Nam đang phát triển, xu thế cách thức tiêu dùng của người dân đang thay đổi, dư địa đầu tư rất lớn... “Hiện có nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đang muốn đầu tư vào lĩnh vực này, kể cả về giống và gen, với số tiền lên tới vài nghìn tỷ đồng để xây dựng trung tâm nghiên cứu” - ông Vân cho biết thêm. Đồng thời, các trang thiết bị phục vụ cho ngành chăn nuôi khi nhập vào Việt Nam sẽ được giảm thuế, góp phần làm giảm chi phí sản xuất. 

Bên cạnh đó, Việt Nam có thế mạnh với các sản phẩm đặc sản bản địa như: lợn Móng Cái, gà ri, gà H’Mông... có thể xuất khẩu sang các nước trong khối. Do đó, theo ông Hoàng Thanh Vân, bắt buộc các doanh nghiệp trong nước phải thay đổi phương thức quản lý để hội nhập. 

Giải pháp khi hội nhập CPTPP, TS Huỳnh Thanh Điền, thành viên nhóm Tư vấn chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ TP Hồ Chí Minh cho rằng, để tận dụng được cơ hội CPTPP đòi hỏi doanh nghiệp phải đẩy mạnh hơn nữa việc đưa hàng hóa của mình thâm nhập sâu rộng vào thị trường các nước trong khối CPTPP. 

Để làm được điều này, ngoài việc cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm thì còn phải chú ý tới việc làm sao để tối ưu hóa quá trình sản xuất, tạo nên một mức giá cạnh tranh, hấp dẫn đối với các đối tác ngước ngoài. 

Cũng theo TS Điền, “xây phải đi đôi với chống”, có nghĩa là khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, doanh nghiệp cần phải nâng cao năng lực phòng vệ trước sự thâm nhập hàng hóa, sự cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài thông qua đẩy mạnh liên kết sản xuất, xây dựng mạng lưới phân phối nội địa vững chắc với sự hỗ trợ của các hiệp hội ngành nghề, cũng như tận dụng môi trường kinh doanh thuận lợi từ chính sách nhà nước. 

Ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho rằng, Việt Nam có nhiều sản phẩm “đặc sản” địa phương có thể xuất khẩu sang các nước như: Lợn Móng Cái, gà ri, gà H’Mông... Đặc biệt, Việt Nam cần sớm nghiên cứu thay đổi thể chế, bởi khi 11 nước thành viên CPTPP đã thống nhất phải thực hiện theo chính sách, quy định chung. Những quy định trái với Hiệp định chung chính là “rào cản” cần phải điều chỉnh.
Nguồn: nguoichannuoi.com
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập159
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm152
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại284,994
  • Tổng lượt truy cập92,662,658
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây