Hoa thiên lý hay còn gọi là dạ lý hương, là loại cây thân leo không tua cuốn thường được trồng nhiều ở những nước có khí hậu nhiệt đới. Thiên lý thường được làm giàn để vừa có hoa ăn vừa có bóng mát.
Trong hoa thiên lý rất giàu khoáng chất và vitamin có lợi cho cơ thể như vitamin A, C, B1, B2, sắt, phốt pho, kẽm…. Hơn nữa, không chỉ có hoa thiên lý mới ăn được mà cả ngọn và lá non của cây cũng đều rất ngon và bổ. Hoa thiên lý có vị ngọt nhẹ và mát, vậy nên vào mùa hè ăn hoa thiên lý sẽ giúp giải nhiệt, phòng ngừa rôm sẩy ở trẻ và tăng cường sức đề kháng cho người già,…
Bên cạnh đó, cách trồng hoa thiên lý cũng rất đơn giản và không mất quá nhiều công chăm sóc. Vì vậy, các chị em còn chần chờ gì nữa mà không học ngay cách trồng?
1. Chuẩn bị
- Dụng cụ trồng: Thùng xốp hoặc chậu cây có đục lỗ bên dưới, rộng ít nhất 30cm và có độ sâu 60cm,...
- Đất trồng: Đất thịt pha cát
- Phân bón: Phân hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa…
- Cây giống: Chuẩn bị những dây thiên lý bánh tẻ, thân to.
- Túi nilon
2. Cách trồng hoa thiên lý
Cắt dây hoa thiên lý đã chuẩn bị sẵn thành từng đoạn dài khoảng 20-25 cm. Chấm hai đầu dây hoa thiên lý vừa cắt vào hỗn hợp tro bếp hoặc tàn hương trước khi đem đi trồng để chúng không bị chảy nhựa, mất nước.
Sau đó, trộn đất đã chuẩn bị sẵn với phân hoai mục, để khoảng 3 ngày rồi mới tiến hành giâm cành.
Cho đất vào các túi nilon để tạo các bầu đất rồi cắm những cành giống đã chuẩn bị vào đó. Lưu ý, không nên cắm hết cành giống vào trong đất mà nên trừ lại khoảng 2 mắt (khoảng 5cm). Sau đó phun tưới ẩm cho toàn bộ cành đem giâm vào đất.
Đặt các bầu giống ở nơi râm mát, kín gió để kích thích cành đâm rễ và chồi mới. Một tuần sau, các cành giâm sẽ bắt đầu ra rễ, có chồi non mới từ các đốt trên thân.
Sau khoảng 2 tuần bạn hãy lấy các bầu cây đặt vào chậu, thùng xốp hoặc hố đất. Sau đó, lấp đất lên vun cho chặt gốc, bổ sung rơm rạ, mùn mục, tro trấu phủ quanh gốc dây mới trồng. Sau đó tưới nước cho cây.
Dùng những cọc tre hay gỗ có chiều cao từ 1-1,5m cắm sát gần thân cây thiên lý rồi cột dây vào cọc để giúp dây thiên lý có điểm tựa trong thời gian đầu.
3. Chăm sóc
Khi mới bắt đầu trồng cây vào chậu, bạn cần tưới nước mỗi ngày 2 lần và che phủ tạo bóng râm trong 1 tuần đầu để dây hoa thiên lý hồi sức. Sau đó có thể tưới nước cách 2-3 ngày một lần. Phải đảm bảo giữ độ ẩm cho đất để cây phát triển tốt, đặc biệt là vào giai đoạn cây sắp ra hoa.
Khi trồng hoa thiên lý được 2 tuần thì bón lót cho cây bằng phân hữu cơ, phân trùn quế, phân gà… Cứ 15-20 ngày tiến hành bón 1 đợt.
Sau khi trồng khoảng 20 ngày, cây sẽ mọc rất nhanh, vì vậy bạn cần tiến hành làm giàn cho cây. Bạn có thể làm giàn chữ A hoặc làm giàn như giàn bầu, đậu cove…
Nên tỉa bớt lá già, cành rậm rạp cho cây.
Khi dây thiên lý mọc tỏa ra khắp giàn bạn cần chủ động dẫn nhánh trải đều trên mặt giàn để tránh các dây leo chồng chéo lên nhau. Kiểm tra cắt tỉa bớt các lá già, cành rậm rạp để hạn chế sâu bệnh và rầy rệp gây hại.
Ngoài các loại sâu rệp ra thì cây thiên lý còn có thể mắc bệnh nấm ở trên thân và lá. Để xử lý sâu bệnh hại cây, bạn pha nước vôi và đem quét vào những dây có biểu hiện nấm bệnh.
4. Thu hoạch
Chỉ sau 3 tháng trồng là bạn có thể thu hoạch hoa thiên lý. Khi thu hoạch, bạn nên ngắt hái chùm hoa và lá non vào buổi sáng.
Hoa thiên lý được trồng trong chậu.
Khi thu hoạch, bạn cũng nên tỉa bớt các lá và ngọn già, gốc chùm hoa già. Nếu trồng tại nhà thì thông thường cây thiên lý sẽ cho thu hoạch 3 ngày một lần. Nếu chăm sóc tốt, hoa thiên lý có thể cho thu hoạch từ 4-6 năm.
Chúc các bạn thành công với cách trồng hoa thiên lý đơn giản trên!
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;