Ảnh minh họa |
Nguyên Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Huy Ngọ nêu ý kiến chúng ta cần thay đổi tư duy, phương pháp, hiệu quả tăng trưởng trong nông nghiệp chứ không phải chỉ thay đổi phương pháp sản xuất như hiện nay thì mới có đột phá trong nông nghiệp được.
Tại buổi Tọa đàm, các đại biểu đã tập trung làm rõ bức tranh hiện tại về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; đánh giá những kết quả đã đạt được, những khó khăn, tồn tại mà lĩnh vực này đang gặp phải; những thách thức mới đặt ra; chia sẻ những bài học kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới.
Ông Lê Huy Ngọ đề xuất: Thứ nhất, cần xây dựng được mô hình sản xuất nông nghiệp hiện đại, cơ sở hạ tầng phải phát triển, sản xuất theo cơ cấu mới; tiến tới xây dựng rõ tiêu chí xác định hiện đại hóa nông nghiệp. Thứ hai, phải thay đổi một cách căn bản cách tổ chức mô hình nhỏ thành hàng hóa tập trung theo phương thức mới, đưa cơ giới hóa, tăng năng suất lao động. Tổ chức lại nền nông nghiệp gắn với thị trường, tăng trưởng nông nghiệp cần tạo ra giá trị theo lợi nhuận của sản xuất, thu nhập của nông dân được tăng cao thì mới thúc đẩy được động lực cho người sản xuất làm nông nghiệp.
Để giải quyết những thách thức trong khu vực nông nghiệp, TS. Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách và phát triển nông nghiệp, cho rằng cần tập trung đẩy mạnh triển khai tái cơ cấu ngành; tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức khoa học công nghệ nông nghiệp theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm; huy động sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế vào hoạt động khoa học công nghệ nông nghiệp. Tập trung đầu tư kết hợp cải tiến tổ chức, phát triển toàn diện chuỗi ngành hàng (từ sản xuất, chế biến đến buôn bán) đối với những ngành có lợi thế như lúa gạo, cá da trơn ở đồng bằng Sông Cửu Long, cây công nghiệp ở Tây Nguyên… tại các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu trọng điểm theo mô hình cánh đồng mẫu lớn, cánh đồng liên kết,…
Đồng tình với các ý kiến này, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông nhấn mạnh, cần phải có tư duy “tỷ đô”, tư duy chuỗi giá trị để phát triển nông nghiệp; xây dựng chính sách cho nông nghiệp không chỉ hỗ trợ đầu ra mà hỗ trợ ngay từ đầu vào, phải phát triển mô hình kiểu mới, hợp tác xã kiểu mới, trong đó hỗ trợ từ khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ thì sản phẩm nông nghiệp mới phát triển được.
Các ý kiến, đề xuất tại Tọa đàm sẽ được Ban Kinh tế Trung ương tiếp thu, thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao; đồng thời phục vụ việc sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, khóa X, về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Thanh Liêm-Việt Dũng
Nguồn baodientu.chinhphu.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;