Học tập đạo đức HCM

Cần tổ chức lại thị trường tiêu thụ sản phẩm cho nông dân

Thứ sáu - 23/05/2014 23:42

Cần tổ chức lại thị trường tiêu thụ sản phẩm cho nông dân

Thảo luận về tình hình KT-XH sáng 23-5, các ĐBQH dành sự quan tâm đặc biệt tới lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn, đề xuất với Chính phủ nhiều giải pháp. Báo Hànộimới đã có cuộc trao đổi với ĐBQH Đào Văn Bình (Đoàn Hà Nội) về vấn đề này.


- Trong báo cáo, Chính phủ cũng đã nêu rõ lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn phát sinh những dấu hiệu đáng lo ngại… Ông đánh giá về vấn đề này như thế nào?

- Theo số liệu của Chính phủ, tăng trưởng nông nghiệp cùng kỳ 3 năm nay đều giảm từ 2,37% xuống còn 2,24% và 1,19% mà nguyên nhân xác định là do thị trường tiêu thụ khó khăn, giá cả bấp bênh. Giá một số mặt hàng giảm, nhưng giá nguyên liệu, vật tư đầu vào lại tăng. Nói một cách khác, giá đầu vào tăng - đầu ra giảm, dẫn đến lỗ vốn, đời sống người nông dân gặp khó khăn, không có tiền đầu tư tiếp tục sản xuất.

- Còn trong chương trình xây dựng nông thôn mới, bên cạnh những kết quả đã đạt được rất tích cực, theo ông có vấn đề gì cần lưu ý?

- Không thể phủ nhận hiệu quả chương trình này đem lại như bộ mặt nông thôn ở nhiều nơi được đổi mới, văn minh hơn, cơ sở hạ tầng thiết yếu được nâng cấp, điều kiện sống của nhân dân được cải thiện... Nhưng, cũng cần phải lưu ý đằng sau những thành tích tiềm ẩn nguy cơ "chạy đua theo thành tích". Tôi được biết, có tình trạng, đơn vị vay ứng tiền trước 200 tỷ đồng đầu tư cho nông thôn mới khiến dư luận đặt ra câu hỏi liệu có hay không câu chuyện "vay đầu tư dịp nhiệm kỳ của mình, còn nợ để cho khóa sau"...

- Vậy ông có kiến nghị gì với Chính phủ để triển khai các chính sách hỗ trợ hiệu quả cho khu vực nông thôn?

- Tại phiên thảo luận tổ, cá nhân tôi cũng đã đề xuất các vấn đề: Chính phủ, các ngành, các cấp cần tổ chức lại thị trường tiêu thụ, cung ứng dịch vụ cho nông dân, tránh để tình trạng thương nhân ép giá nông dân, rồi sau đó bán lại cho người tiêu dùng với giá cao, rất thiệt thòi cho bà con nông dân. Thứ hai, Nhà nước có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho nông dân vay vốn với lãi suất thấp để đầu tư cho sản xuất. Thứ ba, các cơ quan quản lý thị trường tích cực chống nạn buôn lậu, nhập lậu… cũng là cách bảo vệ sản xuất trong nước, hỗ trợ người nông dân…
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập126
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại220,731
  • Tổng lượt truy cập90,284,124
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây