Nhiều người dân, nhất là ở vùng nông thôn vẫn không chú tâm tìm hiểu các kiến thức xung quanh việc dùng than sưởi ấm. Ảnh: internet
Những tai nạn đau lòng do sưởi ấm bằng than thiếu hiểu biết gây ra vẫn thường xuyên hiện hũu. Cái chết của 3 người trong 1 gia đình ở xã Quang Lộc (Can Lộc) và 3 người ở xã Bắc Sơn (Thạch Hà) năm 2011 cùng những đứa trẻ bị bỏng nặng do thiếu cẩn trọng của người lớn mà chúng ta vẫn thường gặp vào mùa rét trong các bệnh viện… vẫn luôn là những ám ảnh đau lòng.
Vậy nhưng, cho đến giờ, nhiều người dân, nhất là ở vùng nông thôn vẫn không chú tâm tìm hiểu các kiến thức xung quanh việc dùng than sưởi ấm mà vẫn còn cách nghĩ bảo thủ kiểu "ông cha xưa rét chủ yếu nhờ than, có sao đâu?". Không ai phủ nhận tác dụng khi dùng than sưởi ấm. Tuy nhiên, nếu không áp dụng đúng cách thì nguy cơ gặp nạn rất cao.
Xưa, ông cha dùng than sưởi ấm nhưng thiết kế các ngôi nhà thời đó thường có các khe hở, không gian thoáng; không như bây giờ, kể cả các vùng nông thôn, hầu hết các phòng ở của các ngôi nhà đều được xây khép kín. Bởi vậy, nếu đóng cửa phòng, cửa sổ sẽ trở nên kín mít, không khí khó lưu thông. Đây là nguyên nhân chính gây ra các sự cố đau lòng khi sử dụng than sưởi ấm.
Theo phân tích của các nhà khoa học, phòng quá chật hoặc đóng kín làm cho than tỏa ra khí độc hại là CO. Khí CO hút khí oxy trong phòng làm cho nạn nhân lịm dần do thiếu oxy, khi phát hiện thì đã tử vong hoặc khó thở phải cấp cứu. Nếu được cứu sống cũng để lại di chứng nguy hiểm là vấn đề ở não bộ và thần kinh hay tâm thần do khí độc CO thâm nhập quá sâu vào bên trong cơ thể.
Thậm chí khi được cho là hồi phục nhưng vẫn xuất hiện hội chứng thần kinh – tâm thần muộn như: cáu gắt, khó nhận biết, trí nhớ giảm, tập trung không cao, tứ chi khó cử động, thậm chí liệt nửa người…
Để phòng chống ngộ độc CO, khi dùng cách sưởi ấm bằng than cần phải chọn phòng không quá kín, có thông gió hoặc cửa sổ để thoát khí ra ngoài. Khi sưởi ấm bằng than cần trang bị kiến thức chống ngạt; lúc ngồi sưởi có dấu hiệu khó thở, chảy nước mắt, mệt mỏi… cần ra ngay chỗ thoáng khí.
Với gia đình có người già và trẻ con không nên dùng biện pháp sưởi ấm bằng than hoặc dùng nhưng sau đó đi ngủ cần tắt bếp và để xa khu vực phòng ngủ.
Ngoài phòng tránh ngộ độc khí CO do sưởi ấm than, người dân cần đề phòng bỏng lửa hoặc tử vong trẻ em do chở bằng xe máy đi ngoài trời mưa rét; ngạt thở trẻ em do mặc quá nhiều áo ấm…
Cách nhận biết và xử trí ban đầu với người ngộ độc CO do sưởi than:
Triệu chứng ban đầu có thể là đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, hoa mắt. Nếu nặng có thể lơ mơ, khó thở, tim đập mạnh, thở dốc, loạn thần kinh, buồn nôn hoặc nôn, ngất xỉu…
Khi phát hiện người bị ngạt khí do sưởi than, cần lập tức mở thoáng các cửa sổ, cửa phòng để oxy bên ngoài có thể vào phòng. Ngoài ra, nếu nặng cần hà hơi, thổi ngạt để cấp cứu ban đầu. Đề phòng khi độc vẫn còn trong phòng, cần đeo khẩu trang hoặc gọi người giúp sức; tuyệt đối không làm một mình vì có thể bị ngất xỉu do khí độc.
Theo: baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;