Học tập đạo đức HCM

“Càng yêu tha thiết những khúc hát dân ca”

Thứ hai - 04/09/2017 01:37
Sinh thời, Bác Hồ kính yêu đã dành trọn cuộc đời mình cho nhân dân, đất nước. Trước khi bước vào “cuộc trường chinh nhẹ cánh bay”, Người có một ước nguyện, muốn nghe một câu hò, điệu ví… mang âm hưởng dân ca vào cõi bất tử. Mong muốn giản dị ấy của Bác đã để lại cho các thế hệ mai sau bài học sâu sắc, “rằng đã yêu Tổ quốc mình càng yêu tha thiết những khúc hát dân ca”.

cang yeu tha thiet nhung khuc hat dan ca

Những giá trị văn hóa của các làn điệu dân ca ví, giặm tiếp tục được các thế hệ con em Hà Tĩnh gìn giữ và phát huy. Ảnh: Nam Giang

Câu hò, điệu ví quê hương lúc vút cao thênh thang trên đỉnh núi, lúc âm thầm cuộn sóng đáy sông sâu, hay nhịp điệu hối hả khi vào mùa đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của mỗi người con Xứ Nghệ. Những câu hát dân ca luôn thấm đẫm tình yêu quê hương xứ sở, cho người dân lam lũ thêm sức sống lạc quan mà vươn lên trước những khắc nghiệt của thiên nhiên, để che chở, dìu dắt nhau nối tiếp từ đời này qua đời khác.

Nói về loại hình nghệ thuật này, Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thanh Minh bồi hồi xúc động nhớ về người mẹ một thời tần tảo sớm hôm chèo đò nuôi con khôn lớn. Từ những tháng ngày gắn bó với phong trào văn nghệ quần chúng năm 1964 đến khi tham gia công tác tại Đội Thông tin văn hóa Đoàn 22B, Đoàn Văn công Quân khu IV… rồi về hưu, trong lòng ông vẫn luôn nuôi dưỡng, bồi đắp niềm đam mê cháy bỏng với dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh.

“Sông Ngàn Sâu nặng tình câu ví, giặm qua lời ru ầu ơ của mẹ; mảnh đất nơi tôi sinh ra như suối nguồn phù sa màu mỡ của âm nhạc dân gian, cùng với đó là bản sắc địa phương về ca từ, giọng điệu đã giúp tôi “sinh thành” những đứa con tinh thần thấm đẫm hồn quê” - Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thanh Minh chia sẻ. Những hoạt cảnh, tổ khúc dân ca Nghệ Tĩnh lời mới do ông sáng tác như: Khúc hát cội nguồn, Khúc hát nghĩa tình, Duyên phường vải, Khúc hát Tân Giang… đã ca ngợi tình cảm thủy chung, vẻ đẹp quê hương, đất nước, tinh thần hăng say lao động của người dân trên quê hương Ngàn Hống, sông La. Đến nay, dù tuổi đã cao, ông vẫn không ngơi nghỉ mà tiếp tục truyền dạy kinh nghiệm cho thế hệ trẻ, mở các lớp dạy hát dân ca, tổ chức sinh hoạt dân ca ví, giặm gia đình…

Mang trong mình cả hình bóng quê hương, được sáng tạo bởi quần chúng nhân dân lao động, dân ca, ví giặm đang lan tỏa sâu rộng trong đời sống người dân. Nhiều CLB dân ca ví, giặm của những “nghệ sỹ làng” ra đời, hoạt động hiệu quả. Người hát, người viết lời, người dàn dựng…, tất cả gắn với nhau bằng niềm đam mê bất tận với những câu hò, điệu ví. Bà Đặng Thị Minh Nguyệt - Chủ nhiệm CLB Dân ca phường Tân Giang (TP Hà Tĩnh) tâm sự: “Như một lẽ tự nhiên, những người cùng chung tình yêu với dân ca ví, giặm đã cùng lập nên CLB này. Đến nay, chúng tôi vẫn luôn nỗ lực duy trì CLB cũng như mở rộng, thu nạp thêm thành viên”. Từ 5 thành viên hạt nhân đầu tiên, sau 3 năm thành lập, CLB đang có 19 thành viên, trong đó có 7 học sinh yêu thích bộ môn này. 3 nghệ nhân dân gian, 1 nghệ nhân ưu tú là những người phụ trách viết lời chính cho các tiết mục sinh hoạt. Ai nấy đều trăn trở, dày công sưu tầm lời cổ, tâm huyết viết lời mới theo các làn điệu dân ca ví, giặm như ca ngợi quê hương, đất nước, tuyên truyền phòng chống ma túy, bạo lực gia đình… Trong ánh mắt của những “nghệ sỹ không chuyên” ấy luôn ánh lên niềm đam mê cháy bỏng với dân ca ví, giặm và họ đã gác bỏ những bận rộn, khó khăn để giành giải cao tại các hội thi, hội diễn, liên hoan văn nghệ như: Giải A cuộc thi Liên hoan dân ca ví, giặm TP Hà Tĩnh năm 2015, giải B hội thi Liên hoan dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh năm 2016…

Khúc hát dân ca ví, giặm không chỉ ngân vang trên đất Thành Sen mà còn ăn sâu trong đời sống văn hóa - văn nghệ, sinh hoạt dân gian khắp các vùng miền trong tỉnh. Dân ca ví, giặm cũng đã được đưa vào trường học với nhiều hoạt động phong phú, sinh động, thu hút sự tham gia, khơi gợi niềm đam mê trong lớp trẻ. Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh đã được

UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Những kết quả đó cho thấy rằng: Lời dặn của Bác Hồ về tình yêu với những làn điệu dân ca - ngọn nguồn của tình yêu Tổ quốc - đang được khắc sâu trong muôn trái tim con người Hà Tĩnh.

Theo Ngân Giang/baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập427
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại858,033
  • Tổng lượt truy cập92,031,762
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây