Học tập đạo đức HCM

Chi 100 tỉ đồng cứu 3 dòng suối ở Biên Hòa

Thứ năm - 20/07/2017 18:56
TP Biên Hòa (Đồng Nai) có khoảng 10 con suối, trong số đó có nhiều dòng chảy ngang giữa lòng TP như suối Linh, suối Tân Mai, suối Bà Lúa, suối Chùa… Tuy nhiên, các con suối này đang bị bức tử, gây ô nhiễm nghiêm trọng, làm ngập cục bộ khi mưa đến.

 

 

Dân khổ với các con suối “chết”

Những người dân sống cạnh con suối Linh ngao ngán vì nước bị ô nhiễm trầm trọng. Đây là con suối chảy qua năm phường Long Bình, Tam Hòa, Bình Đa, Tam Hiệp và An Bình của TP Biên Hòa.

Anh Hoàng Văn Dũng (ngụ khu phố 4, phường Long Bình) cho biết: “Suối Linh vốn là suối lớn nhưng đang bị bức tử. Mùa khô, nước thải sinh hoạt từ nhà dân đổ xuống hôi nồng. Đến lúc mưa xuống, rác làm tắc nghẽn dòng chảy gây ngập cục bộ.

Gặp mưa to, rác, nước thải tràn ngược vào nhà dân. Buổi sáng, các hộ dân xả nước giết mổ cùng nội tạng động vật làm nước trong con suối từ màu đen biến thành màu đỏ lòm, tanh lợm. Dân hai bên bờ chung sống với mùi hôi thối, rất mệt mỏi”.

 

Bà Nguyễn Thị Hương, ngụ gần suối Linh, đoạn thuộc phường Tam Hiệp, cũng cho biết rác không được dọn dẹp nên dồn ứ lại, tràn lấp cả lòng suối kéo dài hàng trăm mét. “Vào mùa khô, mùi hôi thối ngột ngạt bốc lên từ lòng suối không thể chịu nổi” - bà Hương nói.

Chi 100 tỉ đồng cứu 3 dòng suối ở Biên Hòa - ảnh 1
Nước suối Linh chảy qua năm phường của TP Biên Hòa đen kịt, bốc mùi hôi thối. Ảnh: TD

Còn anh Nguyễn Trần Hoàng, nhà ở phường Bình Đa, than: “Trước đây, vào mùa nắng suối có nặng mùi nhưng nước vẫn chảy thành dòng và không đen như bây giờ. Mấy năm nay tình trạng đổ rác tràn lan đã bức tử dòng suối, nhất là về mùa khô. Do phải sống cùng dòng suối ô nhiễm khiến đời sống, sinh hoạt của người dân trong khu vực bị đảo lộn bởi nhà cửa lúc nào cũng đóng kín, sức khỏe của con cái bị ảnh hưởng vì bệnh tật”.

Không chỉ suối Linh bị bức tử mà suối Tân Mai và cả chục con suối khác cũng đang bị bức tử, trừ suối Săn Máu đã nạo vét xong.

Theo UBND TP Biên Hòa, nguyên nhân chính khiến các dòng suối ô nhiễm là do người dân vứt rác, phế phẩm động vật cũng như xả nước thải chăn nuôi, nước thải sinh hoạt xuống các lòng suối. Nhiều hộ dân đã lấn chiếm hành lang và lòng suối để xây dựng, cơi nới nhà cửa, vật kiến trúc gây ngập cục bộ.

Chi 100 tỉ đồng nạo vét 3 dòng suối

TP Biên Hòa đang lên phương án nạo vét các dòng suối. Theo đó, trước mắt sẽ tiến hành nạo vét suối Linh, suối Bà Bột và suối Tân Mai, trả lại lòng suối theo đúng độ đáy trước đây.

Khi nạo vét, Biên Hòa sẽ cho kè bê tông hai bên bờ suối, lắp đặt các cống nối để giải quyết thoát nước cũng như xây dựng đường đi bộ và xe hai bánh dọc hai bên bờ suối rộng 2 m. Theo tính toán, chi phí cho việc nạo vét khoảng 100 tỉ đồng, trong đó kinh phí đầu tư nạo vét suối Linh 36 tỉ đồng, suối Bà Bột 20 tỉ đồng và suối Tân Mai 45 tỉ đồng.

Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Dương Vũ, Phó phòng Quản lý đô thị TP Biên Hòa, cho biết đây là các dự án cấp bách của TP Biên Hòa để chống ngập và đã được tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư. “Hiện ban quản lý dự án của TP đang hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt và tổ chức kêu gọi đấu thầu. Nếu sớm có thể triển khai thi công trong tháng 8 tới. Mục tiêu của TP là ba con suối này phải được nạo vét đồng bộ và kết nối hệ thống thoát nước trên địa bàn để giải quyết tình trạng ngập úng trong mùa mưa năm nay” - ông Vũ nói.

Cũng theo ông Vũ, ngoài giải tỏa để nạo vét ba con suối nói trên, tất cả vi phạm lấn chiếm các con suối khác và hệ thống mương, cống thoát nước trên địa bàn TP Biên Hòa cũng sẽ được xử lý, tháo dỡ ngay trong thời gian sớm nhất.

Biên Hòa đã chỉ đạo các phường/xã lập đoàn kiểm tra và vận động người dân phá dỡ phần kiến trúc vi phạm. “Riêng những hộ không hợp tác sẽ tiến hành cưỡng chế để trả lại nguyên trạng các dòng suối” - ông Vũ nói. Theo ông Vũ, có khoảng 500 hộ dân vi phạm lấn chiếm các dòng suối đang và sẽ bị giải tỏa.

Theo tiến Dũng/bao plo.vn
 Tags: suối

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập718
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm717
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại797,522
  • Tổng lượt truy cập93,175,186
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây