Học tập đạo đức HCM

Chính sách an sinh xã hội đối với nông dân ở nước ta hiện nay

Thứ ba - 17/09/2013 21:54
TCCSĐT - Chính sách an sinh xã hội đối với nông dân là tạo ra lưới an toàn gồm nhiều tầng, nhiều lớp cho những người lao động nông nghiệp trong trường hợp bị giảm, mất thu nhập hay gặp phải những rủi ro khác, nhằm thực hiện chức năng phòng ngừa, hạn chế và khắc phục rủi ro, bảo đảm an toàn thu nhập và cuộc sống ổn định.
trợ của an sinh xã hội. Nó nhằm bảo vệ những người thiệt thòi không đủ khả năng vật chất để bảo đảm nhu cầu tối thiểu trong cuộc sống, nên họ dễ bị tổn thương và rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Hoạt động hỗ trợ như: trợ cấp, cứu trợ thường xuyên hoặc có thể là đột xuất mang tính linh hoạt và ngày càng có yêu cầu cao hơn. Các đối tượng của hoạt động này ngày càng được mở rộng từ những người ốm đau, bệnh tật, bệnh xã hội, tới những người gặp rủi ro thiên tai, dịch bệnh hoặc phòng vệ các nguy cơ có thể mang lại cho cộng đồng.

- Bốn là, vai trò cứu trợ là một hình thức được thực hiện thường xuyên và đột xuất cho nhóm người chưa hoặc không có khả năng vượt qua các hoàn cảnh của họ như tàn tật, mồ côi, nạn nhân chiến tranh, người khuyết tật vĩnh viễn, nạn nhân chất độc màu da cam, những người chịu thiên tai bão lũ rơi vào tình cảnh không có nơi ăn chốn ở với nhiều hình thức và sự đa dạng về huy động nguồn tài chính trong xã hội.

- Năm là, vai trò ưu đãi. Hệ thống an sinh xã hội của ta có hướng tới bảo đảm cho nhóm người có công trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước và nhóm người hoạt động cống hiến vì lợi ích cộng đồng mà những tai nạn rủi ro khiến họ mất các khả năng cạnh tranh sinh tồn và phát triển bình thường. Trong số đó có rất nhiều người hiện đang sống với công việc đồng ruộng hàng ngày. Ngoài ra còn có sự ưu đãi đối với những vùng miền khác nhau như khu vực miền núi, hải đảo... Không những họ mà con em của họ cũng được hưởng những ưu đãi từ chính sách an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước.

Dân cư nông thôn, nhất là vùng khó khăn, vùng dân tộc, miền núi là những đối tượng phải đối mặt với nhiều rủi ro trong cuộc sống. Bản thân họ không thể tự chống đỡ với những rủi ro này. Vì vậy, phát triển hệ thống an sinh xã hội nông thôn cần phải dựa trên những nguyên tắc cơ bản và thiết yếu là phổ cập, bảo đảm cho mọi người dân đều có quyền tham gia và hưởng lợi, chia sẻ, công bằng xã hội và nâng cao trách nhiệm cá nhân.

Nhìn chung, cư dân nông thôn là một đối tượng yếu thế, không chỉ ở đời sống vật chất, tinh thần của nông dân hiện nay còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, nghèo túng và bởi những hạn chế, khuyết điểm trong công tác thực hiện chính sách của các cấp chính quyền, mà họ còn là những người đã từng tham gia cống hiến và hy sinh to lớn cho công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Họ đã và đang phải gánh chịu những hậu quả mà chiến tranh để lại, không chỉ thế có những gia đình mà thế hệ con cháu của họ cũng đang phải chịu di chứng tàn ác của chiến tranh, dù nó đã kết thúc mấy chục năm, thực sự những khó khăn đó còn dai dẳng và nặng nề. Vì thế, chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước, hơn ai hết cần ưu tiên hướng tới.

Không ai khác, người nông dân chính là người chủ và là người được hưởng lợi trực tiếp từ những thành quả mà quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Những rủi ro đối với người nông dân từ tự nhiên và xã hội còn rất nhiều và mỗi người nông dân đều đã và đang cố gắng để vượt qua những khó khăn đó. Vì thế, không thể để nông dân lại trở thành những nạn nhân của rủi ro từ những chính sách xã hội.

Hệ thống chính sách an sinh xã hội đối với nông dân hiện nay

Hiện nay, hệ thống an sinh xã hội đối với nông dân ở nước ta gồm: Bảo hiểm y tế tự nguyện, Bảo hiểm xã hội tự nguyện, Trợ giúp xã hội, Xóa đói giảm nghèo, Cung ứng dịch vụ xã hội cơ bản. 

Bảo hiểm y tế tự nguyện do Nhà nước thực hiện không vì mục đích lợi nhuận. Người nôn dân tự nguyện tham gia để được chăm sóc sức khỏe khi đau ốm, bệnh tật từ quỹ bảo hiểm y tế. Với hình thức này, người tham gia mua bảo hiểm y tế tự chi trả kinh phí mà không có sự trợ giúp từ bên ngoài. 

Bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân bao gồm những nông dân từ đủ 15 tuổi đến đủ 60 tuổi đối với nam và đủ 55 đối với nữ. Người đã đủ 60 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ, đã có 15 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên có nhu cầu đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho đến khi đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ hưu trí và tuất.

Trợ giúp xã hội cho nông dân là sự bảo đảm và giúp đỡ của Nhà nước và cộng đồng trong nước và quốc tế về thu nhập và các điều kiện sinh sống bằng các hình thức, biện pháp khác nhau đối với các đối tượng lâm vào hoàn cảnh rủi ro, bất hạnh, nghèo đói hoặc nhiều thiếu hụt trong cuộc sống, trong đó có nông dân, khi họ không đủ khả năng tự lo được cuộc sống tối thiểu cho bản thân và gia đình. Người được hưởng không phải trực tiếp đóng góp mà nguồn chi chủ yếu do Nhà nước và một phần từ sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm…Trợ giúp xã hội có hai hình thức: trợ giúp thường xuyên và trợ giúp đột xuất.

Xóa đói giảm nghèo là chủ trương thể hiện sự nhất quán của Đảng và Nhà Nước ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và các dân tộc, các nhóm dân tộc.

Ngày 23-7-1998 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo giai đoạn 1998-2000 (gọi là chương trình 133) và xác định đây là một trong mười Chương trình mục tiêu quốc gia, là một chủ trương, quyết sách lớn của Đảng và Nhà nước. Tháng 9-2001, Chính phủ tiếp tục phê duyệt Chương trình xóa đói, giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001-2005 (gọi là Chương trình 143). Đảng ta đã khẳng định: xóa đói, giảm nghèo là một trong những giải pháp cơ bản để kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.

Để phát huy các kết quả đạt được của xóa đói, giảm nghèo, Thủ Tướng Chính Phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc Gia giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010 và Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi (chương trình 135 giai đoạn II).

Kết quả của công cuộc thực hiện các chương trình giảm nghèo trong những năm qua là tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh trong cả nước cũng như ở các địa phương, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Những thành tựu đó đã góp phần tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội, được cộng đồng quốc tế công nhận và đánh giá cao.

Tuy vậy, công tác giảm nghèo vẫn đang đứng trước những khó khăn, thách thức, kết quả giảm nghèo chưa bền vững, tỷ lệ tái nghèo vẫn còn cao, đặc biệt là trên địa bàn khu vực miền núi. 

Cung ứng dịch vụ xã hội cơ bản là tạo điều kiện để người nông dân tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ y tế, giáo dục, nhà ở, đường, điện sinh hoạt, nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường, thông tin và tư vấn, trợ giúp pháp lý.

- Về y tế: song song với phát triển dịch vụ khám chữa bệnh, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại các vùng nghèo, đối với hộ nghèo ngày càng phát triển dưới nhiều hình thức như việc thiết lập các tổ, đội y tế lưu động đi khám, chữa bệnh, thực hiện các hoạt động phòng bệnh theo định kỳ ở các thôn, bản.

- Về giáo dục: các mô hình giáo dục tập trung, trường bán trú dân nuôi, giáo dục từ xa, từng bước được mở rộng dưới nhiều hình thức với sự tham gia của nhiều đối tác xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia của người dân ở cả khu vực thành thị và nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

- Về điện sinh hoạt: hệ thống cung cấp điện sinh hoạt cho người dân vùng sâu, vùng xa đã từng bước được đầu tư nâng cao hiệu quả và mở rộng phạm vi bao phủ của điện lưới quốc gia.

- Về nước sạch và vệ sinh môi trường: hệ thống cung cấp nước sinh hoạt cho người dân, nhất là người dân nông thôn vùng sâu, vùng xa được cải thiện thông qua các chương trình nước sạch quốc gia, chương trình nước sạch của UNICEF và các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ.

- Về nhà ở và đất sản xuất: Chương trình 134 (Quyết định 134/2004) về hỗ trợ nhà ở và đất sản xuất cho đồng bào dân tộc và Quyết định 167 về hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo đã giải quyết được cơ bản nhu cầu về nhà ở và đất sản xuất cho hộ nghèo nhất.

- Về giao thông, đường sá: thông qua Chương trình 135 hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn, Chương trình hỗ trợ 62 huyện nghèo, Chương trình cho các xã bãi ngang, mới đây là Chương trình xây dựng nông thôn mới, tình hình giao thông trong các xã được hưởng thụ nói riêng và nông thôn nói chung được cải thiện đáng kể, góp phần làm giảm chi phí sản xuất, giảm cách biệt về địa l‎ý của các vùng nghèo, xã nghèo.

- Về tư vấn và trợ giúp pháp lý: Chính sách tư vấn và hỗ trợ pháp lý cho người nghèo đã tăng cường tiếp cận thông tin và thực hiện quyền tiếp cận tới các dịch vụ của Nhà nước.

Kết quả thực tế có thể thấy: 

Về bảo hiểm y tế, sau gần 20 năm thực hiện, tới nay đã bao phủ hơn 60% dân số cả nước. Tuy nhiên, tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế giữa khu vực thành thị và nông thôn có sự chênh lệch đáng kể. Theo số liệu điều tra y tế quốc gia, tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế ở thành thị là 36,2%, trong khi đó ở nông thôn chỉ chiếm 14,8%. Tỷ lệ bao phủ của bảo hiểm y tế dao động khá lớn giữa các tỉnh, thấp nhất là 29% và cao nhất là 96,8%. Hiện nay, tại khu vực nông thôn, ngoài những đối tượng được cấp thẻ bảo hiểm y tế người nghèo, diện chính sách và những người thuộc diện bảo hiểm y tế bắt buộc khác, số người tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện chiếm tỷ lệ rất thấp (nhóm học sinh chiếm 6,2%, nhóm đối tượng chính sách và bắt buộc chiếm 6,4%, người nghèo là 1,7%, còn lại là diện tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện chỉ chiếm có 0,3%).

Đối tượng được trợ giúp xã hội thường xuyên từng bước được mở rộng. Năm 2005, khu vực nông thôn có khoảng 390 nghìn đối tượng ước tính tăng lên trên 1.500 nghìn người vào năm 2013, trong đó: nhóm người già (từ 85 tuổi trở lên) không có lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội chiếm 43,1%. Nhóm người khuyết tật chiếm 24,5%, người già cô đơn chiếm 9,6%, người tâm thần khoảng 8,6%, người đơn thân nuôi con nhỏ khoảng 7,6%, trẻ em mồ côi 5% và các đối tượng khác.

Cũng trong gần 30 năm đổi mới, nhờ thực hiện cơ chế chính sách phù hợp với thực tiễn, công cuộc xóa đói giảm nghèo đã đạt được những kết quả khả quan và có ý nghĩa to lớn cả về kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh - quốc phòng, phát huy được bản chất tốt đẹp của dân tộc ta, góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước bền vững. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh từ 17,2%, số hộ nghèo là 2,8 triệu, năm 2001 xuống còn 9,6%, với 2.149.110 hộ, năm 2012. Việt Nam được đánh giá là quốc gia thành công nhất trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo.

Chính nhờ những thành tựu đó mà đời sống người dân được cải thiện đáng kể. Mới đây là Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, bằng các chương trình khuyến nông, ngành nông nghiệp tại các địa phương đã và đang triển khai xây dựng các mô hình tập trung ứng dụng khoa học kỹ thuật, giống mới vào sản xuất; qua đó, giúp nhiều địa phương tăng giá trị sản xuất nông nghiệp. Với chủ trương kết hợp 4 nhà: Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và doanh nghiệp thì chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn tại một số địa phương đã giúp người nông dân có thêm vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm, thị trường... để phát triển vùng chuyên canh, đồng thời kết hợp nhiều hình thức đa dạng hóa sản xuất, các mô hình khuyến nông bước đầu mang lại hiệu quả cao, mức thu nhập của người nông dân đang được cải thiện đáng kể.

Chưa bao giờ vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn lại được Đảng và Nhà nước quan tâm như hiện nay, bởi không thể có một nông thôn mới, một nước có nền công nghiệp hiện đại khi hàng triệu lao động nông dân không có tay nghề vững vàng. Vì thế, triển khai Nghị quyết Trung ương 7, khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tháng 10 năm 2008, Chính phủ đã ra Nghị quyết ban hành Chương trình hành động của Chính phủ, trong đó có mục tiêu: tập trung đào tạo nguồn nhân lực ở nông thôn, chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, giải quyết việc làm nhằm nâng cao thu nhập một bước cho người nông dân.

Qua thí điểm một số mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở một số địa phương vùng đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và Trung du miền núi cho thấy kỹ năng nghề của người nông dân được nâng lên, do đó năng suất lao động, chất lượng cây trồng và thu nhập của người lao động tăng lên rõ rệt. Những kết quả bước đầu này đã tạo động lực để thu hút những lao động nông thôn khác tham gia các khóa đào tạo nghề được tổ chức tại địa bàn.

Các chương trình, dự án về nhà ở và đất sản xuất, nước sạch và vệ sinh môi trường, điện sinh hoạt, trường học, trạm y tế, chợ, nhà văn hóa, đường giao thông, tư vấn và trợ giúp pháp lý đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn và hỗ trợ có hiệu quả để dân cư nông thôn, đặc biệt là các vùng nông thôn khó khăn, các huyện nghèo. Trong 5 năm qua, ước tính có khoảng 500 nghìn hộ nghèo được hỗ trợ xóa nhà tạm.

Chính sách an sinh xã hội, trong đó có chính sách an sinh xã hội đối với nông dân là sự cụ thể hóa đường lối của Đảng về quyền con người trong xã hội. Đó là công cụ góp phần thực hiện công bằng và ổn định xã hội, và đó cũng là một điều kiện đủ để phát triển xã hội một cách bền vững. Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bên cạnh những kết quả to lớn cũng đặt ra nhiều vấn đề liên quan tới an sinh xã hội. Đảng, Nhà nước ta chủ trương xây dựng chiến lược phát triển an sinh xã hội đối với nông dân, giúp họ có điều kiện sản xuất, sinh hoạt và hưởng thụ tốt hơn những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước./.

 

Phùng Thị Minh DươngĐại học Khoa học xã hội nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội
THEO TAPCHICONGSAN
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập285
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm283
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại217,718
  • Tổng lượt truy cập90,281,111
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây