Học tập đạo đức HCM

Chính sách hỗ trợ phải đến được với nông dân

Thứ sáu - 01/11/2013 02:45
Chiều 31.10, phát biểu trong phiên thảo luận về tình hình KT - XH, ĐBQH tỉnh Bắc Giang, Chủ tịch Hội NDVN Nguyễn Quốc Cường nói: Thời gian qua lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận.
Tuy nhiên, khu vực này vẫn tồn tại những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ. Cụ thể là thu nhập của nhiều hộ nông dân chỉ đạt 4 triệu đồng/năm, nạn phân bón giả hoành hành, người nuôi cá tra đang thua lỗ, nhiều thách thức khác đang đặt ra đối với sản xuất nông nghiệp của người nông dân…


Gần đây trong nông nghiệp và nông dân xuất hiện 2 vấn đề cần quan tâm: Trong khi tăng trưởng chung của đất nước đang phục hồi nhưng tăng trưởng của ngành nông nghiệp tiếp tục suy giảm và suy giảm nặng. Trong những năm 2000, tốc độ tăng trưởng nông nghiệp đạt trên 6%, đến giai đoạn 2006 - 2012 tăng trưởng trong lĩnh vực nông nghiệp chỉ đạt 3,3 – 3,4%, năm nay khả năng chỉ còn 2,81%, là mức rất thấp so với mục tiêu Hội nghị T.Ư 7 khóa XI đặt ra.

Đáng buồn là lao động nông thôn không có việc làm gia tăng, nhưng lại xuất hiện điều "bất bình thường" khi nhiều nông dân bỏ ruộng, không mặn mà với nguồn sống chính, bỏ nghề truyền thống. Tại sao và vì đâu nông dân phải tìm cách khác mưu sinh? Đó là do hiệu quả nông nghiệp thấp trước thách thức giá vật tư đầu vào tăng nhanh. Đó là tín hiệu đáng lo ngại. Nếu cứ như vậy, thì nông nghiệp không còn là bệ đỡ của nền kinh tế.

Chính vì vậy, cần chính sách hỗ trợ cho nông dân, và chính sách phải đến được với nông dân. Trong khi các sản phẩm đầu vào cho sản xuất nông nghiệp tăng 5-7 lần thì sản phẩm nông sản của nông dân sản xuất ra chỉ tăng 2-3 lần. Thu nhập của người nông dân ngày càng eo hẹp.

Trong tương lai, nông dân có giữ được vai trò chủ thể, nông nghiệp có giữ vai trò chủ đạo được nữa hay không? Chính phủ cần sớm có sự nghiên cứu thấu đáo để trả lời cho những câu hỏi này, đặc biệt là tìm ra giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp một cách hiệu quả trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế nói chung.
Nguồn: danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập194
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm189
  • Hôm nay42,347
  • Tháng hiện tại97,083
  • Tổng lượt truy cập88,775,417
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây