Học tập đạo đức HCM

Chính sách mới và kỳ vọng của ngư dân

Thứ hai - 10/03/2014 00:23
Tàu vỏ gỗ truyền thống, trang thiết bị không hiện đại, công suất nhỏ, nên hiệu quả khai thác hạn chế. Đây là nỗi lo thường trực của ngư dân vùng biển, đặc biệt khi việc khai thác ngày càng trở nên khó khăn.

Thực tế nhiều bất cập

Hiện nay tại tỉnh Trà Vinh, việc tàu cá công suất nhỏ, hoạt động ven bờ vẫn rất đông (gần 86%, tương đương 1.102 chiếc) đã gây quá tải khai thác vùng biển ven bờ, cường lực khai thác tăng nhanh nhưng ngư trường khai thác không được mở rộng, dẫn đến hiệu quả hoạt động không cao, năng suất giảm... Đội tàu cá khai thác xa bờ đã phát triển tương đối về số lượng nhưng chưa đủ khả năng vươn xa hiệu quả. Chất lượng vỏ tàu thấp, tàu được đóng mới đã lâu, khả năng chịu sóng gió thấp.

Ông Nguyễn Văn Sang, Phó Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản Trà Vinh cho biết, không chỉ có sự lạc hậu của thân tàu, hầu hết các loại tàu cá của tỉnh đều lắp đặt loại máy đã qua sử dụng; chỉ trang bị số ít trang thiết bị hàng hải, như: máy thông tin liên lạc, máy định vị GPS đã dùng nhiều năm...

Đội tàu khai thác ven bờ của Trà Vinh chiếm gần 86% tổng số tàu của tỉnh 

Chính những điều này đã khiến phần lớn tàu đánh bắt xa bờ của Trà Vinh chỉ khai thác chủ yếu ở ngư trường Tây Nam bộ, trong vùng biển có độ sâu 50m trở vào. Các tàu công suất nhỏ hoạt động theo phương thức độc lập, sáng đi chiều về hoặc theo chuyến biển, nhưng dài nhất cũng chỉ 3 - 7 ngày và thời gian hoạt động trên biển chỉ 5 - 10 giờ/ngày. Theo ông Sang, hiện có nhiều ngư dân mong muốn vay vốn để cải hoán tàu; tuy nhiên, hầu như đều bị ngân hàng từ chối.

 

Hy vọng từ chính sách mới

Vừa qua, tại kỳ họp thứ 10 Hội đồng Nhân dân tỉnh (khóa VIII) đã thống nhất phê duyệt và triển khai “Đề án hỗ trợ đầu tư đóng mới, cải hoán tàu khai thác xa bờ 2014 - 2016”; đây là kỳ vọng mà ngư dân huyện Trà Cú trông chờ nhiều năm qua, nhằm tháo gỡ khó khăn hiện nay. Theo đó, phấn đấu đến năm 2015 có 400 tàu cá công suất 90 CV trở lên và năm 2020 là 700 tàu.

Thông qua chính sách hỗ trợ sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu các đội tàu theo hướng khai thác xa bờ, từng bước giảm dần và đi đến ổn định số tàu khai thác ven bờ. Các nghề khai thác xa bờ được hỗ trợ gồm: nghề lưới vây, lưới rê, câu; tàu dịch vụ hậu cần nghề cá... Chủ tàu cá tham gia đề án được tạo điều kiện vay vốn ngân hàng để đầu tư đóng mới, mua mới hoặc cải hoán tàu đánh bắt xa bờ trong 3 năm (2014 - 2016) với chính sách ưu đãi đối với đóng mới tàu cásử dụng máy thủy mới 100%, mức hỗ trợ 210 triệu đồng/tàu; sử dụng máy thủy đã qua sử dụng, mức hỗ trợ 140 triệu đồng/tàu. Cải hoán thay máy tàu cá sử dụng máy thủy mới 100%, công suất máy 250CV trở lên, hỗ trợ 105 triệu đồng/tàu; công suất máy 90CV đến dưới 250CV, hỗ trợ 75 triệu đồng/tàu. Trường hợp sử dụng máy thủy đã qua sử dụng có công suất máy 250CV trở lên, hỗ trợ 70 triệu đồng/tàu; công suất máy 90CV đến dưới 250CV, hỗ trợ 50 triệu đồng/tàu.

Tuy nhiên, để triển khai đề án phát huy hiệu quả, vẫn còn không ít vấn đề, đặc biệt là nguồn vốn. Theo ông Lâm Tấn Thanh, Phó Chủ tịch UBND huyện Trà Cú, nghề khai thác xa bờ tuy độ rủi ro cao nhưng nếu ngư dân có tham gia bảo hiểm tàu thì việc đầu tư là không đáng lo. Vấn đề mức cho vay của ngân hàng so với tài sản thế chấp của ngư dân là bao nhiêu để họ có đủ điều kiện đầu tư phương tiện, trang thiết bị, ngư cụ để đánh bắt xa bờ.

Bà Nguyễn Thị Dung, Giám đốc Sở Tài chính, băn khoănliệu các ngân hàng có đồng ý cho ngư dân vay theo hình thức thế chấp tài sản thông thường không? Bởi hiện nay, đa số ngân hàng đều rất thận trọng trong cho vay, nhất là cho vay đầu tư đóng mới, cải hoán tàu đánh bắt xa bờ. Hơn nữa, thời gian trả nợ 3 năm theo Đề án liệu có quá ngắn và trở thành gánh nặng cho ngư dân?".

>> Bà Bùi Thị Sáu, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Trà Vinhcho biết, khi UBND tỉnh chỉ đạo các ngành triển khai thực hiện đề án này cho ngư dân, và ngư dân có nhu cầu vay vốn thêm của ngân hàng thì tùy trường hợp cụ thể, ngân hàng sẽ làm việc với Sở NN&PTNT tỉnh và có phương án cho vay.

Bài, ảnh: Thanh Tuyền
Nguồn: thuysanvietnam.com.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập810
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại770,981
  • Tổng lượt truy cập93,148,645
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây