Đồng bộ trong chỉ đạo, lãnh đạo
Công văn 210 của Tỉnh ủy và văn bản liên quan đã được quán triệt sâu rộng, cụ thể hóa trong các hoạt động của ban đại diện Hội đồng Quản trị Ngân hàng CSXH và cấp ủy, chính quyền các cấp. Theo đó, Đảng bộ Ngân hàng CSXH chi nhánh Hà Tĩnh ban hành Nghị quyết, ban đại diện Hội đồng Quản trị Ngân hàng CSXH cấp tỉnh, huyện chỉ đạo Ngân hàng CSXH phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, các cấp, ngành, đoàn thể tổ chức thực hiện tốt nội dung Chỉ thị số 40-CT/TW.
Nguồn vốn tín dụng sát cánh cùng khách hàng
Một trong những chỉ đạo quan trọng của tỉnh đã được hiện thực hóa trong thực tiễn đó là chủ tịch UBND cấp xã phải tham gia thành viên ban đại diện hội đồng quản trị ngân hàng CSXH cấp huyện (đến nay đạt tỷ lệ 100%); Giám đốc Ngân hàng CSXH tỉnh tham gia ban giảm nghèo tỉnh; 13/13 giám đốc phòng giao dịch cấp huyện tham gia ban giảm nghèo cấp huyện.
Giám đốc Ngân hàng CSXH huyện Kỳ Anh Phạm Anh Đức cho biết: Từ tháng 8/2015, 21 đồng chí chủ tịch UBND xã đã được bổ sung vào ban đại diện Hội đồng Quản trị Ngân hàng CSXH huyện. Với sự tham gia trực tiếp của người đứng đầu chính quyền cơ sở, việc chỉ đạo phân bổ nguồn vốn về các thôn sát hơn, công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện thường xuyên đối với cả tổ chức hội nhận ủy thác, tổ tiết kiệm và vay vốn và đến tận hộ vay.
Thực hiện Chỉ thị 40, UBND các cấp đã quan tâm trích nguồn ngân sách chuyển sang Ngân hàng CSXH. Đến cuối năm 2016, nguồn vốn ngân sách chuyển sang Ngân hàng CSXH là 60,5 tỷ đồng, tăng 21 tỷ đồng so với năm 2014, tăng 32 tỷ đồng so với thời điểm trước khi có Chỉ thị 40-CT/TW.
Hiệu quả từ thực tiễn
Tại xã miền núi Kỳ Thượng (Kỳ Anh), với dư nợ trên 29 tỷ đồng và trên 900 hộ đang vay vốn, những năm gần đây, các chương trình ưu đãi phát huy hiệu quả, không có nợ quá hạn. Chủ tịch UBND xã Vũ Trung Tiến cho biết: “Kể từ khi xã thực hiện nghiêm túc, chất lượng các buổi giao ban tuần về nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn, việc kiểm soát về bình xét đối tượng vay và việc sử dụng vốn sát sao hơn, đồng thời, những vướng mắc trong thu hồi vốn được báo cáo cụ thể nên xử lý kịp thời. Nhờ đó, hàng chục tỷ đồng vốn lãi suất ưu đãi đã phát huy hiệu quả”.
Chính sách tín dụng ưu đãi kích thích nông dân đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp
Còn Chủ tịch Hội LHPN xã Thạch Châu (Lộc Hà) Phan Thị Nga khẳng định: “Những việc lớn, nhỏ liên quan đến các chương trình tín dụng ưu đãi trên địa bàn, tổ chức hội ủy thác đều báo cáo với lãnh đạo UBND xã và nhận được sự chỉ đạo, hỗ trợ kịp thời”.
Dẫn chúng tôi đến thăm gia đình chị Phan Thị Lý ở xóm An Lộc (Thạch Châu) - một khách hàng đặc biệt vay vốn Ngân hàng CSXH từ 3 năm nay, Chủ tịch Hội LHPN xã Thạch Châu kể: Chồng mất, một mình chị Lý nuôi 2 đứa con, tất cả chỉ nhìn vào mấy sào ruộng, muốn mở rộng sản xuất nhưng thiếu vốn. Hội chỉ đạo tổ tiết kiệm và vay vốn tạo điều kiện cho chị vay 15 triệu đồng, đồng thời, tổ chức hội nhận ủy thác đứng ra cùng chị Lý đi mua bò giống, hướng dẫn sửa sang chuồng trại và kỹ thuật chăn nuôi. Năm ngoái, con bò cái sinh sản chú bê đầu tiên, chị Lý bán được 10 triệu đồng và đã trả dần ngân hàng 5 triệu đồng.
Tinh thần của Chỉ thị 40 của Ban Bí thư Trung ương đi vào thực tiễn đã góp phần quan trọng giúp mỗi hộ nghèo và đối tượng chính sách vươn lên thoát nghèo bền vững.
Theo Mai Thủy/baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã