Học tập đạo đức HCM

Chưa rõ mô hình, tính chất của “chính quyền địa phương”

Thứ tư - 13/03/2013 20:13
(Chinhphu.vn) - Sáng 13/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Hội nghị diễn ra trong 2 ngày 13 - 14/3, tại Hà Nội.

Theo Báo cáo của Ban Biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, những ngày qua, nhân dân các địa phương đã tích cực hưởng ứng đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn, đóng góp nhiều ý kiến xác đáng cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Đặc biệt, qua tổng hợp bước đầu, đa số ý kiến đều đồng tình và đánh giá cao nhiều điểm được sửa đổi, bổ sung trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Nhiều ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tập trung vào một số vấn đề lớn như: nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước; vai trò lãnh đạo của Đảng; về kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường; về bảo vệ Tổ quốc; về chính quyền địa phương… Đây là những vấn đề mà các đại biểu Quốc hội chuyên trách tập trung thảo luận tại hội nghị.

Trong phiên thảo luận chiều 13/3, các đại biểu Quốc hội chuyên trách đã dành nhiều ý kiến đóng góp đối với Chương IX về Chính quyền địa phương.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Phó  Chủ tịch Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, cho rằng quy định về HĐND, UBND tại Chương IX của Hiến pháp năm 1992 được thay thế bằng tên gọi “Chính quyền địa phương” trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp chưa thể hiện rõ được mô hình, tính chất của cơ quan này.

Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp nhận thấy dự thảo thể hiện chưa rõ mô hình, tính chất của chính quyền địa phương, bao gồm 2 cơ quan là UBND, HĐND hay còn các cơ quan khác.

Trong việc quy định “chính quyền địa phương” nhằm nâng cao tính năng động, tự chịu trách nhiệm của cấp này, ông Uông Chu Lưu đề nghị các đại biểu Quốc hội chuyên trách tập trung  phân tích các phương án để xây dựng Chương IX phù  hợp hơn.

Đại biểu Trần Du Lịch đưa ra ý kiến rằng  “nước ta có diện tích nhỏ, không nhất thiết chia đến 4 cấp chính quyền như trong dự thảo. Nên chỉ có 3 cấp: Quốc gia, cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp cơ sở”.

Các cấp chính quyền cần tuân thủ nguyên tắc những gì cấp cơ sở làm được thì cấp trung gian không làm. Cấp trung gian làm được thì cấp trung ương không làm để tập trung điều hành kinh tế, xã hội mạnh mẽ hơn, đại biểu Trần Du Lịch nói.

Đại biểu này cũng cho rằng dự thảo quy định HĐND là cơ quan quyền lực ở địa phương là “nhầm lẫn”, mà quyền lực Nhà nước thực hiện qua các nhánh toà án, viện kiểm sát…  Còn HĐND là thực hiện việc hành pháp của Chính phủ trên địa bàn và là đại diện cộng đồng quyết định các lợi ích của cộng đồng không trái lợi ích quốc gia.

Phân tích điều chưa rõ của chương này, đại biểu Phạm Đức Châu (Phó Trưởng đoàn  đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị) cho rằng những vấn đề quan trọng của bộ máy nhà nước phải được quy định tại Hiến pháp, ít nhất là phải khẳng định có mấy cấp chính quyền, chính quyền gồm bộ phận nào, hoạt động ra sao, có chức năng gì? Không nên để lại cho luật quy định là có hay không có HĐND (tùy vào từng địa phương thực hiện hay không thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND).

Do đó, đại biểu cho rằng “Chúng ta thí  điểm không tổ chức HĐND ở các cấp để phục vụ sửa đổi Hiến pháp, đằng này chúng ta sửa Hiến pháp để phục vụ thí điểm”.  Đại biểu đề nghị nếu thí điểm không tổ chức HĐND chưa có kết quả chính xác thì nên tạm lùi việc quy định chính quyền địa phương.

Thành Chung

chinhphu.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập320
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm319
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại236,617
  • Tổng lượt truy cập85,143,653
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây