Học tập đạo đức HCM

Chung sức đầu tư Tây Bắc

Thứ năm - 04/04/2013 00:33
Ngày 3/4, tại TP Tuyên Quang, Ban chỉ đạo Tây Bắc phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư và an sinh xã hội khu vực Tây Bắc năm 2013.

Dự hội nghị có Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban chỉ đạo Tây Bắc; nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng; các đồng chí lãnh đạo các Bộ, ban, ngành Trung ương; lãnh đạo các tỉnh trong và ngoài khu vực Tây Bắc; đại biểu đại diện một số tổ chức quốc tế tại Việt Nam; đại diện các tập đoàn, TCty, hiệp hội, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước...

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung trao đổi, thảo luận về việc đầu tư khai thác thế mạnh sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản; khai thác chế biến khoáng sản trong vùng Tây Bắc; huy động rộng rãi nguồn tài trợ, gắn với việc đổi mới triển khai nâng cao công tác an sinh xã hội; phát triển dịch vụ du lịch, khai thác thế mạnh du lịch sinh thái, văn hóa, lịch sử; đầu tư phát triển hệ thống mạng lưới hạ tầng giao thông; đào tạo nguồn nhân lực và chuyển giao khoa học công nghệ…

Về tình hình đầu tư trên địa bàn vùng Tây Bắc, năm 2012, tổng vốn huy động đầu tư đạt 96.012 tỷ đồng, trong đó, vốn ngân sách Nhà nước đạt 32.690 tỷ đồng, vốn tín dụng đầu tư đạt 5.840 tỷ đồng, vốn doanh nghiệp nhà nước đạt 10.466 tỷ đồng… Ngoài ra, tính đến hết tháng 2/2013, tổng số vốn đầu tư nước ngoài đã cấp phép trên địa bàn đạt 2,47 tỷ USD; thu hút 2,6 tỷ USD nguồn vốn ODA tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên theo chính sách của Chính phủ như nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp với xóa đói, giảm nghèo; giao thông vận tải; giáo dục và đào tạo…


Cây chè Shan đang khẳng định vị trí của mình trên đất Bắc Hà

Về tín dụng đầu tư và công tác an sinh xã hội vùng Tây Bắc, tính đến cuối năm 2012, huy động vốn trên địa bàn Tây Bắc đạt trên 76.210 tỷ đồng; tổng dư nợ tín dụng trên 110.052 tỷ đồng, tăng 16,34% so với năm 2011. Ngoài ra, đến cuối năm 2012, dư nợ cho vay các chương trình tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội tại khu vực Tây Bắc đạt 22.986 tỷ đồng, với 331.861 lượt khách hàng được vay vốn để sản xuất kinh doanh, qua đó đã giúp cho 58.069 hộ thoát nghèo; gần 105 nghìn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để tiếp tục theo học các trường đại học, cao đẳng, trường dân tộc nội trú…

Trong công tác hỗ trợ an sinh xã hội, 5 năm trở lại đây, hệ thống ngân hàng đã đóng góp kinh phí thực hiện công tác an sinh xã hội cho 14 tỉnh trong khu vực Tây Bắc, với tổng số tiền 1.383 tỷ đồng (chiếm hơn 38% trong tổng số tiền tài trợ cho 61 tỉnh, thành trên cả nước) vào các quỹ vì người nghèo, hoạt động tri ân, đền ơn đáp nghĩa, quỹ khuyến học…

Trong năm 2013, các ngân hàng dự kiến sẽ tiếp tục đóng góp hàng trăm tỷ đồng để tài trợ an sinh xã hội cho các tỉnh trong khu vực. Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định trong cho vay phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội trong những năm qua, tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân đặc thù, các tiềm năng, lợi thế của vùng chưa được phát huy, hạ tầng giao thông yếu kém, chất lượng nguồn nhân lực thấp… nên đời sống đồng bào các dân tộc trong vùng còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao trên 25,6%...

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Tây Bắc là vùng đất giàu tiềm năng, với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng và cũng là địa bàn chiến lược về quốc phòng, an ninh và kinh tế - xã hội của đất nước. Trong năm 2012, trong bối cảnh tình hình khó khăn chung của cả nước và thế giới, các tỉnh Tây Bắc đã có sự vươn mình, tập trung khai thác tiềm năng thế mạnh địa phương, kết cấu hạ tầng đã được củng cố, nhiều địa phương trong vùng đã tạo môi trường đầu tư tốt hơn, tạo thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư.


Trao giấy chứng nhận đầu tư cho các chủ dự án

 

+ Khu vực Tây Bắc gồm các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Lào Cai, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Phú Thọ, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang và một số xã phía tây các tỉnh Nghệ An - Thanh Hóa. Đây là vùng đất cách mạng, giàu bản sắc văn hóa các dân tộc; việc thu hút các nguồn lực đầu tư vào vùng Tây Bắc không chỉ là chủ trương định hướng của Đảng và Nhà nước mà còn là lựa chọn có tính chiến lược của nhiều nhà đầu tư.

+ Tại Hội nghị đã diễn ra lễ trao giấy chứng nhận đầu tư cho 26 dự án, tổng trị giá 10.623 tỷ đồng; ký cam kết thỏa thuận hợp tác đầu tư cho 16 dự án, tổng trị giá 16.816 tỷ đồng; ký thỏa thuận cho vay tín dụng của các ngân hàng cổ phần thương mại Nhà nước đối với 15 dự án đầu tư trong khu vực Tây Bắc với tổng trị giá trên 20.078 tỷ đồng.

Để vùng Tây Bắc khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế, trở thành vùng giàu có phát triển, Phó Thủ tướng đề nghị: Ban chỉ đạo Tây Bắc, Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng, trình Chính phủ phê duyệt tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, trong đó làm rõ tính liên vùng để ưu tiên nguồn vốn đầu tư. Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại đáp ứng đủ vốn cho các dự án vùng Tây Bắc. Các địa phương trong vùng đẩy mạnh trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng, từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế rừng, bao gồm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến theo quy hoạch; tăng cường thực hiện và nâng cao hiệu quả công tác an sinh xã hội, đặc biệt là xóa nhà tạm cho đồng bào các dân tộc nghèo và không được để người dân thiếu đói, đứt bữa.

Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Trường Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với các tổ chức khoa học trung ương, địa phương thực hiện chương trình khoa học công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển bền vững, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc Tây Bắc. Các địa phương, doanh nghiệp tăng cường gìn giữ bản sắc, các di sản văn hóa, phát triển mạnh các điểm, khu, kết nối các tour du lịch văn hóa, lịch sử, sinh thái… Đặc biệt, Phó Thủ tướng đề nghị các nhà đầu tư, các nhà khoa học, tổ chức quốc tế tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu tình hình, lợi thế các địa phương từ đó đầu tư mạnh mẽ vào vùng Tây Bắc…

Theo Nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập198
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại230,614
  • Tổng lượt truy cập85,137,650
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây