Học tập đạo đức HCM

Chuyên gia chỉ cách làm sạch giếng nước sau mưa lũ

Thứ năm - 02/08/2018 03:30
Đợt mưa lũ trong những ngày vừa qua đã làm hàng chục nghìn nhà dân cùng nhiều giếng nước sinh hoạt bị ngập sâu trong nước, gây ô nhiễm nặng. Do đó, nước sạch là nhu cầu được đặt lên hàng đầu đối với mỗi hộ gia đình. Theo các chuyên gia an toàn vệ sinh thực phẩm, ngay sau khi nước rút, người dân cần kịp thời triển khai khử khuẩn giếng nước, xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh phát sinh sau lũ.

Trao đổi với báo Lao động thủ đô về cách khử khuẩn nguồn nước giếng sau lũ, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm (Đại học Bách Khoa Hà Nội) cho biết: Đối với giếng khơi, khi nước ngập rút hết, trước tiên người dân cần ưu tiên dọn vệ sinh toàn bộ khu vực giếng nước, loại trừ tất cả những nguồn nước đọng xung quanh giếng.

Lập tức bơm hoặc múc toàn bộ nước trong giếng, cho tới khi giếng cạn khô, sau đó, để một thời gian ngắn nước trong giếng sẽ tự rỉ ra. Lúc này nước đã tương đối sạch, người dân lấy nước giếng đó, dùng bơm hoặc gáo múc rửa vệ sinh toàn bộ thành giếng từ trên xuống dưới nhiều lần, chất bẩn bám trên thành giếng sẽ trôi xuống, sau đó bơm, múc nhanh phần nước đó bỏ đi. Tới hôm sau, khi nước giếng rỉ vào, người dân cần lập lại thao tác rửa từ trên thành giếng xuống dưới thêm một lần nữa.

Sau đó, lần thứ 3, người dân dùng Cloramin B pha theo đúng tỷ lệ quy định của Bộ y tế và đổ xuống giếng để khử trùng trong khoảng 1 ngày. Sau khi khử trùng xong thì bơm hết phần nước khử trùng đi. Khi nước giếng rỉ vào, lúc này người dân đã có thể sử dụng được nguồn nước.

“Cách thực hiện thau rửa giếng như vậy là một giải pháp cực kỳ tốt. Tuy nhiên, người dân phải tính tương đối chuẩn lượng nước trong giếng, pha thuốc khử trùng Cloramin B theo đúng tỷ lệ quy định để đủ nồng độ khử khuẩn”, PGS Thịnh chia sẻ.

chuyen gia chi cach lam sach gieng nuoc sau mua lu
Trong những ngày ngập, nguồn nước giếng không thể sử dụng, người dân được phát những bình nước lọc (Ảnh. P.Ngân)

Theo PGS Thịnh, trong trường hợp nước giếng khoan, loại nước giếng này về cơ bản không bị ảnh hưởng, nhiễm bẩn do ngập lụt. Bởi thông thường, người ta khoan từ 30 -40m, phần lấy nước nằm trong chiều sâu gọi là nằm trong lớp đất sét ở tầng thứ 2, thứ 3. Lúc này nước lũ sẽ không ngấm xuống được, do đó nước giếng khoan sau ngập người dân nên bơm đổ nước đi trong 1 khoảng thời gian nhất định, đề phòng có khả năng nước lũ ngập qua miệng ống tràn vào bên trong, khi bơm bỏ đi, giống như bỏ cặn đầu thì sau đó nước sẽ dùng được bình thường.

Ngoài ra, PGS Thịnh cho biết, khi tiến hành thau rửa giếng người dân cần đặc biệt lưu ý, ít nhất phải có 3 người: một người xuống dưới giếng và hai người ở phía trên hỗ trợ.

“Khi người dân tự ý xuống giếng có thể bị chết ngạt bởi nước giếng thường lạnh hơn bên ngoài, lòng giếng có đường kính hẹp, do đó khi xuống giếng thau rửa, người lao động sẽ thở rất nhiều, tự bản thân người đó sẽ sinh ra khí CO2. Lượng khí sạch ở giếng rất ít, khí CO2 nặng, trong điều kiện nước giếng lạnh thì sẽ đọng lại ở dưới giếng, khi đó người ta thở bằng chính khí người ta sinh ra và có thể dẫn tới chết vì ngạt.

Bởi vậy, để chống lại hiện tượng đó, khi có người ở dưới giếng thì người trên bờ phải chặt một cành cây có đường kính tán gần bằng đường kính của giếng sau đó buộc ngược cành cây (phần lá cành chúc xuống giếng) người trên mặt giếng sẽ kéo lên, kéo xuống liên tục trong suốt thời gian có người ở dưới giếng để thau rửa. Cành cây lúc này có tác dụng như một bơm đối lưu, sẽ làm không khí sạch ở trên xuống, không khí bẩn ở dưới giếng đi lên và khuấy đảo không khí đó sẽ khiến người ở dưới giếng không bị ngạt. Khi xuống thau giếng, giếng càng sâu càng cần tuân thủ như vậy”, PGS Thịnh nhấn mạnh.

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập788
  • Hôm nay67,612
  • Tháng hiện tại803,722
  • Tổng lượt truy cập93,181,386
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây