Học tập đạo đức HCM

Chuyện người dẫn nước từ khe núi về làm trang trại

Thứ bảy - 11/08/2018 22:09
Làm trang trại, trước hết phải nhìn vào nguồn nước, vì vậy tôi đã đầu tư nhiều công sức để dẫn nước từ khe núi về giữ màu cho vườn cây ăn quả và chủ động chống hạn cho 1 ha chè công nghiệp” - anh Võ Công Sơn, thôn Đất Đỏ (xã Kỳ Trung, Kỳ Anh), chủ nhân khu vườn đạt giải A Cuộc thi khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu Hà Tĩnh chia sẻ.
 

Chuyện người dẫn nước từ khe núi về làm trang trạiTrang trại của gia đình anh Võ Công Sơn - chị Trần Thị Hương Giang nằm sát chân núi

Khu vườn của gia đình anh Võ Công Sơn - chị Trần Thị Hương Giang nằm sát chân núi, phía trước là 1 ha chè công nghiệp, còn vườn cây ăn quả với diện tích 1 ha bao quanh ngôi nhà.

Theo chủ nhân, vườn chè của anh đã 18 năm tuổi, còn vùng trồng cây ăn quả trước đây chủ yếu là các loại cây tạp. Từ năm 2016, gia đình bắt tay xây dựng khi phong trào xây dựng vườn mẫu gắn với chương trình xây dựng NTM được phát động ở Kỳ Trung.

Chuyện người dẫn nước từ khe núi về làm trang trạiVườn cây ăn quả với diện tích 1 ha được vợ chồng trẻ cần mẫn gây dựng 3 năm nay

“Sau khi được công nhận đạt chuẩn, xã Kỳ Trung có nhiều giải pháp tuyên truyền, hỗ trợ người dân đánh thức tiềm năng đất đai rộng lớn, xây dựng các mô hình kinh tế có hiệu quả cao. Bản thân tôi là cán bộ xã, nhận thấy đây vừa là trách nhiệm cũng là cơ hội để phát triển mô hình của mình thêm một bước mới. Vì vậy, gia đình tôi đã đầu tư san bằng diện tích đất phía dưới chân đồi để trồng cây ăn quả. Gần 3 năm từng bước gây dựng vườn cây ăn quả rộng 1 ha, đến nay, chúng tôi đã trồng được 290 gốc bưởi và 310 gốc cam. Mùa này khoảng ½ số cây ăn quả bắt đầu có quả bói” - anh Sơn cho biết.

Chuyện người dẫn nước từ khe núi về làm trang trạiBể chứa nước dung tích 54mgiúp khu vườn chủ động nước tưới

Bắt tay vào quy hoạch, xây dựng lại khu vườn theo các tiêu chí kiểu mẫu, anh Sơn đã dày công tìm nguồn nước từ Khe Hộc chuối và đầu tư hơn 500m đường ống dẫn nước về trang trại. Để tích trữ nguồn nước, anh xây bể chứa 54m3 và áp dụng 2 hệ thống tưới: bằng béc phun và tưới nhỏ giọt để phục vụ vườn cây ăn quả cùng diện tích trồng rau ngắn ngày.

Chuyện người dẫn nước từ khe núi về làm trang trạiAnh Sơn đầu tư hơn 500 m đường ống dẫn nước về trang trại

Chuyện người dẫn nước từ khe núi về làm trang trạiHệ thống nước tưới nhỏ giọt được ứng dụng cho vườn cây ăn quả...

Chuyện người dẫn nước từ khe núi về làm trang trại... còn các béc tưới giữ màu xanh cho vườn rau ngắn ngày

Sáng kiến dẫn nước từ khe núi và ứng dụng công nghệ tưới thông minh để chính phục điều kiện sản xuất khô hạn của một xã miền núi chỉ dựa vào nguồn nước trời là một trong những yếu tố được đánh giá cao để khu vườn được công nhận giải A toàn tỉnh Cuộc thi xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu.

Hiện nay, cây ăn quả và cây lâm nghiệp chưa mang lại thu nhập, nguồn thu của gia đình anh dựa vào 1 ha chè công nghiệp, mỗi năm thu hoạch 18 tấn, đạt khoảng 170 triệu đồng; chăn nuôi bò sinh sản, mỗi năm xuất bán khoảng 10 con thu được 120 triệu đồng.

Chuyện người dẫn nước từ khe núi về làm trang trạiThu nhập trang trại hiện chủ yếu dựa vào 1 ha chè công nghiệp

Chuyện người dẫn nước từ khe núi về làm trang trại... và đàn bò mỗi năm xuất bán khoảng 10 con

Trong tương lai, với 1 ha cây ăn quả và 5 ha đất rừng trồng cây lâm nghiệp, trang trại của gia đình anh Sơn, chị Giang sẽ tăng nguồn thu nhập lên gấp nhiều lần.

Chủ tịch UBND xã Kỳ Trung Nguyễn Văn Dương cho biết, anh Sơn là cán bộ xã và chị Giang là Chi hội trưởng phụ nữ thôn Đất Đỏ, đã nêu cao tinh thần cán bộ, đảng viên đi trước, tiên phong xây dựng vườn mẫu.

Chuyện người dẫn nước từ khe núi về làm trang trạiChủ tịch UBND xã Kỳ Trung Nguyễn Văn Dương (người ngoài cùng bên phải) kiểm tra mô hình của gia đình anh Võ Công Sơn

Từ những người đi đầu này, đến nay, phong trào xây dựng vườn mẫu đã lan tỏa rộng lớn trong toàn xã. Kỳ Trung hiện có 15 vườn đạt kiểu mẫu và có hàng chục vườn đang trên đà xây dựng các tiêu chí; phong trào cải tạo vườn tạp, trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao đang diễn ra sôi động trong toàn xã.

Theo baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập509
  • Hôm nay54,726
  • Tháng hiện tại191,522
  • Tổng lượt truy cập88,869,856
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây