Học tập đạo đức HCM

Có nên mở rộng diện tích lúa vụ 3?

Thứ hai - 17/12/2012 02:33
Với giá gạo xuất khẩu như hiện nay, nếu tính toán cụ thể chi phí bỏ ra và lợi nhuận thu về thì nông dân đang phải bảo hộ vô điều kiện cho các nước nhập khẩu lương thực, trong khi những cánh đồng ở hạ lưu sông Mê-kông đang phải đối mặt với những hệ lụy khôn lường…

Khảo nghiệm mô hình trồng giống lúa mới ở Bạc Liêu.

Có cần thiết trồng lúa vụ 3 ở hai “túi nước” ?

TS. Dương Văn Ni, chuyên gia về lĩnh vực đa dạng sinh học thuộc Trường Đại học Cần Thơ cho rằng, 1,5 triệu hecta vùng ngập sâu 2m của Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên có thể xem như hai “túi nước” của vùng ĐBSCL trong mùa lũ lụt và điều tiết nước trong mùa khô. Nếu vì mục tiêu tăng diện tích lúa mà phải bao đê ngăn lũ thì sẽ phá vỡ hệ thống điều tiết tự nhiên này.

Cụ thể, khi đê bao được đắp nhiều ở hai khu vực trũng nhất ĐBSCL thì nước lũ dâng cao, tàn phá không chỉ ở vùng lũ mà cả ở hạ nguồn. Đó là chưa kể việc đắp đê ở vùng trũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cội nguồn của cuộc sống vùng ngập nước. “Cây lúa ma có khả năng vươn cao 0,1-0,15m mỗi ngày để vượt lũ, nhưng nếu nước lũ dâng cao đột ngột thì lúa ma có sống nổi không, sự cân bằng sinh thái được thiết lập ổn định qua hàng nghìn năm có bị đổ vỡ? Thiên nhiên vùng nước nổi có hai sinh vật chủ lực là lúa ma và cỏ năng. Khi thiên nhiên quyện hòa với con người để làm nên sự toàn vẹn tự nhiên của vùng nước nổi thì sinh vật nào là chủ lực? Không khó trả lời, đó là nông dân (hầu hết còn nghèo). Nhưng mọi tính toán đầu tư phát triển vùng nước nổi ĐBSCL đã đặt nông dân, vào vị trí trung tâm chưa?”, ông Ni phân tích.

Theo ThS. Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia về đất ngập nước thuộc Quỹ Bảo vệ động vật hoang dã quốc tế (WWF), khi quyết định đắp đê bao ở khu vực trũng để mở rộng canh tác lúa vụ 3, các cấp quản lý cần phải giải cho được bài toán chi phí - lợi ích để xem giữa tổng lợi ích và tổng chi phí cái nào lớn hơn. Theo ông Thiện, khi làm đê bao thì lợi ích chủ yếu là tăng thu nhập và tạo thêm việc làm cho người dân. Tuy nhiên, nếu xét một cách toàn diện thì lợi nhuận thu được từ việc tăng vụ không thấm vào đâu so với những gì phải bỏ ra. 

Để có 1,5 triệu tấn gạo trong vụ 3, nông dân phải đánh đổi nhiều thứ.


Theo ông Thiện, có thể kể ra các chi phí như: phí xây dựng và duy tu đê, nhân công cứu đê, cứu lúa, đất và con người không được nghỉ ngơi để hồi sức, phù sa không vào đồng được, mất nguồn dinh dưỡng tự nhiên, sau một thời gian sẽ bị kiệt dinh dưỡng, dẫn đến chi phí sản xuất tăng. Ngoài ra, việc giảm diện tích nhận nước vào đồng sẽ làm cho nước chảy xiết hơn trong kênh mương, dẫn đến sạt lở và tăng ngập ở những nơi khác. Đắp đê bao để canh tác lúa vụ 3 cũng sẽ làm mất nguồn cá và tài nguyên thiên nhiên, sinh kế mùa lũ. Điều quan trọng là tất cả những chi phí này từ trước đến nay chưa hề được tính vào giá trị của hạt gạo.

Thay đổi tư duy xuất khẩu

Hiện, diện tích lúa vụ 3 của vùng ĐBSCL đạt hơn 630.000ha. Nếu năng suất đạt bình quân 5 tấn/ha thì mỗi năm Việt Nam có thêm khoảng 3 triệu tấn lúa (tương đương 1,5 triệu tấn gạo). Tuy nhiên, để có được 1,5 triệu tấn gạo, nông dân phải đánh đổi quá nhiều thứ.

Trong vòng vài năm trở lại đây, ĐBSCL được các chuyên gia, nhà khoa học cảnh báo là một trong ba đồng bằng sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Nếu nước biển dâng cao thêm 1m, sẽ có khoảng 70% diện tích đất ở ĐBSCL bị mặn xâm nhập, mất khoảng 2 triệu hecta đất trồng lúa.

Như vậy, có thể thấy, việc xây đê bao ngăn lũ để phát triển diện tích lúa vụ 3, nhất là ở khu vực vùng trũng của ĐBSCL, cần phải tính toán hài hòa lợi ích kinh tế và sự sống còn của đồng bằng. Bởi phát sinh theo nó là hàng loạt những vấn đề về môi trường và chất lượng hạt gạo. Trước đây, do chỉ làm 2 vụ lúa, nước về tràn đồng có thể rửa trôi. Nay những chất độc hại tích tụ trong quá trình sản xuất sẽ bị giữ lại trong đất. Sự tích lũy quá mức này khiến bộ rễ lúa hấp thụ vào trong thân và tồn lưu trong hạt gạo. Thêm vào đó, việc thâm canh lúa 3 vụ/năm hoặc 2 năm 7 vụ như hiện nay sẽ cần đến lượng nước tưới khổng lồ. Chính khối lượng nước tưới khổng lồ này sẽ cạnh tranh với nước sinh hoạt, nước dùng cho công nghiệp. Với tình hình xây đập ào ạt trên thượng nguồn sông Mê-kông hiện nay thì nguy cơ thiếu nước cho canh tác và sinh hoạt là tất yếu.

Hiện nay, quốc gia từng đứng đầu thế giới về sản lượng gạo xuất khẩu là Thái Lan đã tập trung nhiều hơn vào việc phát triển các loại gạo phẩm cấp cao. Họ không còn quan tâm xuất khẩu gạo dựa vào số lượng mà chủ yếu dựa vào chất lượng hạt gạo. Trong canh tác họ cũng chủ động giảm hệ số sử dụng đất thái quá, không còn bắt đất đai phải làm việc không ngơi nghỉ như trước. Trong khi đó, mục tiêu xuất khẩu gạo của doanh nghiệp Việt Nam vẫn chủ yếu hướng đến danh hiệu dẫn đầu về số lượng.

“Nếu chúng ta cứ cặm cụi bất chấp mọi giá để tăng năng suất lúa, tăng lượng lúa gạo xuất khẩu thì chắc chắn sẽ phải trả giá cho danh hiệu “quán quân” thế giới. Để làm ra hạt gạo, chúng ta phải đánh đổi quá nhiều thứ, trong khi phải bán với giá thấp. Đó là sự không công bằng và thiệt hại cho người nông dân”, ThS. Nguyễn Hữu Thiện nhấn mạnh.

Thạch Bình

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập81
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại194,709
  • Tổng lượt truy cập92,572,373
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây