Học tập đạo đức HCM

Có những sếp nhận lương khủng nhưng chưa bị lộ

Thứ sáu - 30/08/2013 05:26
- Cơ quan chức năng sẽ vào cuộc kiểm tra vụ lãnh đạo DN công ích TP.HCM nhận lương 2,6 tỷ đồng/năm. Có thể một số nơi khác, sếp cũng nhận lương “khủng” nhưng chưa bị phát hiện.

 

Bên hành lang hội nghị hướng dẫn nghiệp vụ công tác nội chính và phòng chống, tham nhũng khu vực phía Nam ngày 29/8 tại TP.HCM, Phó Ban Nội chính TƯ Phạm Anh Tuấn trả lời báo giới về thông tin lương một số lãnh đạo DN công ích ở TP.HCM cao bất thường. 

Thưa ông, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Vũ Đức Đam khẳng định, lương chủ tịch hội đồng thành viên của tập đoàn ở các doanh nghiệp nhà nước cao nhất 36 triệu đồng/tháng. Nhưng lãnh đạo Công ty thoát nước nhận lương 2,6 tỷ đồng mỗi năm. Vấn đề này có thể được xem xét vi phạm như thế nào?

Theo tôi, thứ nhất phải nói rất thật, vụ việc này đang trong giai đoạn không thuộc lĩnh vực nội chính. Và ở đây cũng chưa đặt vấn đề là có tham nhũng hay không. Cách tiếp cận của vấn đề là ở đây anh nghĩ thế nào về thu nhập của DN công ích. Từ đó, anh xác định lợi nhuận của DN công ích đó, phân chia như thế nào, nó khác với DN khác.

 

lương, lương khủng, ban nội chính

 Phó Ban Nội chính TƯ Phạm Anh Tuấn: Nếu phân chia lợi nhuận hợp pháp thì thậm chí lương cao hơn chúng ta cũng thừa nhận, nếu không hợp pháp thì cần xử lý nghiêm. Ảnh: Tá Lâm

 
Hiện nay còn có nhiều cách đánh giá khác nhau. Tôi cho rằng, nếu như sau này, cơ quan chức năng mà xác định đây là một hình thức tham nhũng tinh vi hoặc là một hình thức chiếm đoạt tài sản không phải hoàn toàn do công sức, đóng góp của mình thì chắc lúc đó, các cơ quan chức năng và Nhà nước sẽ phải xử lý nghiêm về vấn đề này.

Nếu thật sự người ta được hưởng xứng đáng và hợp lý thì chúng ta ủng hộ, khuyến khích. Ở đây chúng ta đặt vấn đề lương “khủng” hay “không khủng” thật ra đó là cách nhìn nhận thôi, chứ còn so mặt bằng thế giới thì mức lương đó, mức thu nhập đó chưa phải là lớn. Nhưng so với chúng ta, như vậy là cao.

Sáng nay, tôi có nghe trên đài truyền hình nói rằng, so với lương của bộ trưởng thì gấp 11 lần. Nghe như vậy quả thật rất dễ gây một cái suy nghĩ... Thế nhưng, cũng nên trở lại vấn đề gốc là phải xem cơ chế phân phối lợi nhuận như thế nào. Tiếp nữa là nguồn gốc gia tăng, phát sinh lợi nhuận đó. Thì lúc đó, việc phân chia lợi nhuận đó nếu hợp lý và hợp pháp thì chúng ta thừa nhận, công nhận, thậm chí lương cao hơn chúng ta cũng thừa nhận.

Nhưng nếu như nó không hợp lý, thậm chí có thể đi sâu vào tìm hiểu mà không hợp pháp thì tôi nghĩ rằng cần xử lý nghiêm để tạo công bằng cho xã hội.

Qua vụ việc ở TP.HCM đã cho thấy có hiện tượng lương cao bất bình thường tồn tại trong các doanh nghiệp nhà nước. Ông nghĩ sao về việc tổng kiểm tra, rà soát chế độ tiền lương ở các doanh nghiệp này?

Tôi chắc chắn rằng, cơ quan chức năng hay cơ quan quản lý của Nhà nước cũng sẽ vào cuộc kiểm tra. Qua kiểm tra vụ việc cụ thể này, không phải riêng các doanh nghiệp ở TP.HCM mà chúng ta vừa nói, có thể có một số doanh nghiệp khác hoặc một số tổ chức khác, sếp cũng nhận lương “khủng” như vậy nhưng chưa bị phát hiện.

Trả lời báo chí, Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân có nói, UBND TP đã có cho phép các công ty vận dụng các chính sách lương, thưởng… nhưng các công ty này đã vận dụng sai. Lương của các sếp cao bất thường như thế thì có thể suy xét ở vấn đề lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi hay tham ô?

Tôi chưa thể kết luận được vì tôi chưa đủ thông tin. Cho nên, tôi cũng không thể cho rằng đây là hành vi tham ô hay là lợi dụng chức vụ quyền hạn. Thế nhưng, như tôi nói, anh phải xác định và tìm hiểu lại cơ chế phân phối lợi nhuận ở công ty đó mới có đủ cơ sở để kết luận.

Nếu có hành vi tham ô hay lợi dụng chức vụ để trục lợi thì phải xử lý nghiêm. Còn nếu không sai thì cũng phải bảo vệ những người mà thật sự người ta xứng đáng được hưởng. Còn đến thời điểm này, tôi chưa thể nói hơn được điều gì cả.

Về việc một số lãnh đạo DN công ích ở TP.HCM nhận lương cao bất thường, Ban Nội chính TƯ đã có chỉ đạo cho Ban Nội chính Thành ủy TP.HCM vào cuộc chưa?

Hiện nay, vụ việc này chỉ mới là hiện tượng, chưa có căn cứ để vào cuộc. Mọi việc vẫn đang theo dõi.

Theo VNN
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập321
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm313
  • Hôm nay36,347
  • Tháng hiện tại214,914
  • Tổng lượt truy cập90,278,307
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây