Học tập đạo đức HCM

Cổ tích bên sông Ngàn Phố

Thứ ba - 17/07/2012 20:09
Có một người đàn bà nhỏ bé nơi miền quê heo hút bên dòng sông Ngàn Phố đã viết nên câu chuyện cổ tích giữa đời thường. 70 tuổi đời nhưng bà Hà Thị Liên ở xóm Thịnh Văn, xã Sơn Thịnh (Hương Sơn - Hà Tĩnh) đã có gần 50 năm nằm trên chiếc giường gỗ đơn sơ với đôi chân tật nguyền. Nghị lực phi thường đã giúp bà chiến thắng số phận, nuôi 2 con ăn học thành tài.
thường ngày.
KTNT - Có một người đàn bà nhỏ bé nơi miền quê heo hút bên dòng sông Ngàn Phố đã viết nên câu chuyện cổ tích giữa đời thường. 70 tuổi đời nhưng bà Hà Thị Liên ở xóm Thịnh Văn, xã Sơn Thịnh (Hương Sơn - Hà Tĩnh) đã có gần 50 năm nằm trên chiếc giường gỗ đơn sơ với đôi chân tật nguyền. Nghị lực phi thường đã giúp bà chiến thắng số phận, nuôi 2 con ăn học thành tài.

 

Từ sự bất công của cuộc đời

Trên chiếc giường gỗ cũ kỹ với đôi chân đã teo nhỏ không thể cử động, bà Liên kể cho chúng tôi nghe câu chuyện cuộc đời. Bà bảo vẫn không tin được số phận ông trời giành cho mình quá nghiệt ngã. Sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm nghề đan lát, tuổi thơ của bà Liên cũng trôi qua êm đềm như bao người con gái khác. Năm 1963, khi tròn 20 tuổi, bà làm đơn xin đi làm kinh tế mới và được nhận vào làm công nhân tại Xí nghiệp Khai thác quặng A-mi-ăng ở Hoà Bình.

Sau đó, tình yêu đã đến khi bà gặp ông - Đinh Quang Sáu, chàng trai miền biển Hà Tĩnh. Những tưởng thời điểm lên xe hoa cùng nhau xây dựng cuộc sống hạnh phúc đã rất gần thì cái ngày định mệnh thay đổi cuộc đời ập đến. Cuối mùa đông năm ấy, trên đường về thị xã Hoà Bình ăn Tết, một tai nạn đáng tiếc đã xảy ra, chiếc xe khách cũ kỹ đổ xuống suối khiến bà Liên bị đá nhọn đâm gãy cột sống.

"Tui khóc như mưa như gió khi biết đôi chân mình không thể cử động được, dù đã đi chạy chữa hết tất cả các bệnh viện". Và bà cứ khóc không thôi mỗi khi nhớ lại sự kiện đáng buồn ấy: "Nghĩ ngày đó sao quá cơ cực, lắm khi tui muốn chết để quên đi cơn đau cả về thể xác lẫn tinh thần, rồi đến lúc tui biết rằng mình cần phải sống…".

Hạnh phúc cũng mỉm cười với bà Liên khi ông Sáu, với tình yêu thương vô bờ bến của mình đã bất chấp mọi lời dị nghị của gia đình để cưới bà về làm vợ rồi ở rể. Từ đó, một mình ông Sáu phải gồng gánh tất cả để có thể nuôi mẹ già và chăm sóc người vợ tàn tật. Lúc ấy, làng Thịnh Văn chỉ có mỗi nghề làm miến. Sáng bảnh mắt người ta đã thấy ông đem hàng ra chợ, tối về hì hục tráng miến. Dân làng ai cũng thương nên người mua giúp ông bà một ít, người đến chỉ bí quyết làm miến sao cho ngon. Rồi hai đứa con ra đời trong niềm hạnh phúc vô bờ bến.

Cuộc sống tưởng đã an bài nhưng một lần nữa, số phận của bà lại bị ông trời mang ra đùa giỡn. Một ngày mùa đông năm 1991, ông Sáu bất ngờ ra đi sau một cơn bạo bệnh, để lại người vợ tật nguyền cùng hai con thơ dại. Gạt nước mắt, bà lao vào làm việc trong nỗi đau thương và niềm mong mỏi 2 con khôn lớn từng ngày.

Còn nhớ khi xảy ra 2 trận lụt lớn vào năm 1989 và năm 2002, nhà cửa bị ngập nước, bà Liên phải nằm một chỗ lênh đênh trên chiếc bè gỗ và nhịn ăn trong nhiều ngày. Hết lũ, bà động viên 2 con cố ăn học nên người, bảo ban nhau xây dựng cuộc sống. "Cuộc đời tui mần răng mà khổ lắm chú à, nỏ biết tui đã từng khóc hết bao nhiêu nước mắt nhưng nó bắt tui phải sống, phải vượt qua tất cả…", bà Liên tâm sự.

Chiến thắng số phận

"Ông trời đã 2 lần gieo tai hoạ lên cuộc đời tui nhưng cũng giúp tui có ý chí vượt lên chiến thắng số phận. Chỉ nằm một chỗ nhưng suốt mấy chục năm, tui đã đan lát kiếm tiền, đến giờ cuộc sống cũng bắt đầu mỉm cười rồi, nghĩ lại tui không còn phải hối tiếc bất cứ điều chi cả?", bà Liên khẽ cười và lấy tay gạt dòng nước mắt. Có lẽ lúc này bà đang nhớ đến ông Sáu, người chồng thân yêu, niềm động viên, chỗ dựa vững chắc nhất trong cuộc đời bà với tấm lòng to lớn như trời bể.

Kể lại những ngày ông Sáu mới về ở rể, bà Liên vẫn không hết xúc động: "Hồi đó, ông ấy quần quật làm hết tất cả mọi việc, đến sinh hoạt cá nhân của tui cũng phải cậy nhờ chồng. Những lúc ấy, tui thấy lòng như muối xát, bao đêm trăn trở suy nghĩ tìm cách đỡ đần chồng. Khi chồng đi chợ, tui cố nhoài người lết ra bờ giếng cầm dao tập gọt vỏ, cán dong, đến nỗi toàn thân lấm lem bùn đất, đôi tay thì tứa máu…".

Thời gian bà mang thai đứa con đầu lòng cũng là lúc miến dong rơi vào cảnh ế ẩm, bà Liên bàn với chồng quay lại làm nghề đan lát. "Những ngày đầu, tui bị nứa đâm toét cả tay nhưng mỗi lần nhìn con đói, chồng khổ tui lại không còn thấy đau đớn chi nữa chú à, mình phải sống".

Đêm đêm, chờ con ngủ say, bà lại thức dậy tập đan. Đôi tay ngày càng dẻo hơn, mỗi ngày đan được ít nhất 2 chiếc nong, bán đi cũng đủ tiền cơm gạo cho cả nhà. Còn ông Sáu thì ngày ngày đưa con đi học, sau đó về chẻ nan cho vợ, đi giao hàng, tuy vất vả nhưng cũng đủ ăn, đủ mặc.

Sau khi ông Sáu mất, bà Liên gắng gượng ngồi dậy để quán xuyến công việc. Hì hục đan lát cả ngày đêm, có lẽ đối với bà lúc ấy, khái niệm được ngủ quá đỗi mơ hồ. Mỗi tấm nong khi hoàn thành luôn thấm đẫm mồ hôi và những giọt nước mắt của bà, để rồi sản phẩm làm ra ngày càng nhiều và càng tinh xảo. Cứ thế, một mình bà nuôi 2 con ăn học nên người.

Năm này qua năm khác, bà Liên vẫn nằm trên chiếc giường gỗ đơn sơ để đan nong. Đến nay, bà không còn nhớ mình đã làm được bao nhiêu tấm nong, nhưng 2 người con của bà thì từng ngày khôn lớn, trưởng thành và lập gia đình. "Giờ tui nỏ vất vả như xưa nữa mô chú à, nhưng tui vẫn làm, cố gắng mần được càng nhiều, đỡ đần cho con được chừng mô hay chừng đó, mà cũng vì hình bóng anh Sáu luôn đi bên cạnh tui nữa đó, anh là nguồn động viên, là ý chí giúp tui vượt qua tất cả…", bà Liên xúc động nói.

Minh Hải
Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập91
  • Hôm nay25,100
  • Tháng hiện tại1,105,983
  • Tổng lượt truy cập92,279,712
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây