Học tập đạo đức HCM

Công tác dân vận - cầu nối để Đảng gần dân

Thứ năm - 20/06/2013 03:08
Quán triệt nghị quyết (NQ) của Đảng qua các kỳ đại hội, thời gian qua, các cấp ủy đảng ở Hà Tĩnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hệ thống chính trị thực hiện công tác dân vận một cách chủ động, sáng tạo. Kinh nghiệm công tác dân vận ở cơ sở cho thấy phải sát dân, gần dân...

 

Trưởng ban Dân vận Huyện ủy Kỳ Anh, Võ Thị Hương cho biết: Từ nhiều năm nay, cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội, các hội quần chúng ở Kỳ Anh đã tăng cường đi cơ sở, lắng nghe và chỉ đạo giải quyết tại chỗ các yêu cầu chính đáng, hợp lý của nhân dân. Chính vì vậy, từ năm 2006 đến nay, mặc dù trên địa bàn huyện triển khai 186 dự án lớn nhỏ, di dời 4.652 hộ dân cùng với 1 nhà thờ thiên chúa giáo, 50 nhà thờ họ và đền chùa, miếu mạo khác đến các khu tái định cư; cất bốc 18.813 ngôi mộ lên các khu nghĩa trang..., nhưng tình hình mọi mặt ở Kỳ Anh vẫn cơ bản ổn định, nhân dân đồng tình cao với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Công tác dân vận - cầu nối để Đảng gần dân
Bác Hồ - mẫu mực của phẩm chất và phong cách người cán bộ dân vận. Ảnh TL

Không chỉ ở Kỳ Anh mà hầu khắp các địa phương, đơn vị trong tỉnh đều có điển hình làm tốt công tác dân vận như: tổ dân phố 5 phường Bắc Hồng (TX Hồng Lĩnh), thôn Thái Thượng xã Lộc Yên (Hương Khê), xã Tùng Ảnh (Đức Thọ), xã Sơn Bằng (Hương Sơn), Đồn Biên phòng 563 (BĐBP tỉnh)... Đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng được trên 1.000 mô hình “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực; trong đó có 457 mô hình “Dân vận khéo” trong xây dựng NTM.

Theo đồng chí Phan Văn Tý - Phó ban Dân vận Huyện ủy Nghi Xuân, từ năm 2010 đến nay, thực hiện Quyết định 290 của Bộ Chính trị về việc ban hành quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị, hoạt động của chính quyền cơ sở nói riêng, các cơ quan nhà nước nói chung có nhiều thay đổi, tính hành chính, mệnh lệnh trong quản lý, điều hành giảm dần. Do vậy đã góp phần tích cực trong việc tạo ra bầu không khí dân chủ, cởi mở trong xã hội, tạo môi trường thuận lợi để các tầng lớp nhân dân phát huy dân chủ, đóng góp công sức, trí tuệ xây dựng chính quyền, thực hiện các chính sách, quy định của Nhà nước.

Ông Trần Văn Quang (xã Đức Thịnh, Đức Thọ) cho rằng, chuyển biến rõ nhất trong công tác dân vận của chính quyền cơ sở những năm gần đây thể hiện ở chỗ: việc ban hành các văn bản của chính quyền cơ sở hay triển khai các chính sách, đặc biệt là việc ban hành các cơ chế, chính sách trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng NTM... đều tuân thủ quy trình dân chủ, có bàn bạc, xin ý kiến nhân dân.

Công tác tiếp dân đã đi vào nền nếp, việc giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân đã cơ bản khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh. Việc bầu trưởng thôn (tổ trưởng dân phố) được nhân dân bầu trực tiếp bằng phương pháp bỏ phiếu kín. Nhân dân tự lựa chọn vị trưởng thôn, do vậy, các hoạt động trên địa bàn dân cư diễn ra thuận lợi, các phong trào giúp nhau làm kinh tế, xây nhà tình nghĩa, đóng góp xây dựng các cơ sở phúc lợi địa phương được nhân dân tham gia đầy đủ.

Công tác dân vận - cầu nối để Đảng gần dân
Nhân dân xã Đức Hương (Vũ Quang) hiến hàng ngàn m2 đất mở rộng đường giao thông, xây dựng NTM. Ảnh: Tuấn Hiển

Phó trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Lê Mạnh Kiều khẳng định: Công tác phối kết hợp giữa Ban dân vận Tỉnh ủy với các cấp, các sở , ban ngành, MTTQ và các đoàn thể nhân dân ngày càng thường xuyên, chặt chẽ hơn. Thực hiện hướng dẫn của Ban Dân vận T.Ư về việc thành lập và hoạt động của tổ dân vận thôn xóm, tổ dân phố, đến nay, toàn tỉnh có trên 60% thôn xóm, tổ dân phố thành lập tổ dân vận; hoạt động của tổ dân vận từng bước đi vào quy củ và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Nhờ tập trung đổi mới công tác vận động quần chúng giữ mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân, Hà Tĩnh luôn giữ vững ổn định chính trị, KT-XH phát triển khá, QPAN bảo đảm; đời sống nhân dân được nâng lên.

Tuy vậy, công tác dân vận ở tỉnh ta vẫn còn một số hạn chế: ban dân vận các cấp nắm bắt và tổng hợp tình hình của nhân dân để tham mưu cho cấp ủy có lúc thiếu kịp thời; nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên về công tác dân vận của chính quyền chưa đầy đủ. Một số nghị quyết (NQ) của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước chưa được quán triệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả. Không ít cán bộ, đảng viên còn quan liêu, hách dịch, ngại khó, xa dân, hạn chế về năng lực... dẫn đến chậm trễ công việc, làm cho nhân dân không tin tưởng, thậm chí bất bình. Việc các hộ dân ở 2 xã Hương Quang và Hương Điền khiếu kiện UBND huyện Vũ Quang vừa qua là một ví dụ điển hình về sự non yếu của công tác dân vận, cần phải nghiêm túc rút kinh nghiệm để đề ra giải pháp khắc phục trong thời gian tới.

Công tác vận động quần chúng nhân dân là vấn đề có tầm chiến lược đối với sự nghiệp lãnh đạo cách mạng của Đảng. Chính vì vậy, Hội nghị T.Ư lần thứ 7 (khóa XI) ra NQ về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới” đã đáp ứng lòng mong đợi của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Để thực hiện có hiệu quả NQ của T.Ư, các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị phải nâng cao nhận thức sâu sắc về công tác dân vận, xác định đây là một nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, mặt trận, các đoàn thể trong sạch, vững mạnh. Cần xuất phát từ lợi ích của nhân dân và những chủ trương thực hiện phải hợp lòng dân, khơi dậy đúng lúc, lắng nghe ý kiến nhân dân, dựa vào sức dân để chăm lo cho dân thì mới tạo được sự đồng thuận cao của xã hội.

Bên cạnh đó phải coi phong trào thi đua “Dân vận khéo” là nhiệm vụ trọng tâm của công tác dân vận. Khi triển khai thực hiện phong trào, cấp ủy các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, tạo điều kiện cho hệ thống chính trị thực hiện; gắn công tác xây dựng Đảng với công tác dân vận; phải thật sự dựa vào dân để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; coi công tác dân vận là nhiệm vụ chính trị có vai trò quan trọng quyết định nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, bảo đảm để đường lối của Đảng sát dân, gần dân; góp phần củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện công cuộc đổi mới, phát triển đất nước.

Tuấn Hiển
Nguồn baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập298
  • Hôm nay53,001
  • Tháng hiện tại883,728
  • Tổng lượt truy cập92,057,457
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây