Học tập đạo đức HCM

Cước vận tải tăng, thị trường hàng hóa biến động

Thứ hai - 21/04/2014 03:22
Sau 20 ngày thực hiện cân xe quá tải, cước vận tải đội lên nên một số hàng hóa trên thị trường tỉnh ta đã tăng giá vùn vụt. Dự tính, trong thời gian ngắn, nhiều mặt hàng sẽ tăng giá theo hiệu ứng xử lý xe quá tải…


Giá cước tăng - giá hàng tăng!

Trên thị trường tỉnh ta, gần như các mặt hàng tiêu dùng đều phải nhập từ các tỉnh, thành phố phía Bắc và phía Nam nên yếu tố cước vận tải chiếm tỷ lệ khá cao trong cấu thành giá đầu vào của hàng hóa.

Cước vận tải tăng, thị trường hàng hóa biến động
Một số mặt hàng xây dựng tăng giá

Một thực tế chung là, lâu nay, gần như tất cả các doanh nghiệp (DN), đơn vị vận tải đều chở hàng quá tải trọng cho phép nên góp phần đưa giá cước vận tải xuống thấp. Kể từ ngày 1/4/2014, khi tất cả các tỉnh, thành trong cả nước ra quân cân xe quá tải, các xe chở hàng buộc phải hạ tải nếu không muốn bị phạt thì giá một số hàng hóa theo đó cũng tăng theo. Trên địa bàn tỉnh ta, từ hơn 1 tuần nay, giá cước một số mặt hàng đã tăng vùn vụt. Việc tăng giá này, theo nhận xét của một số nhà kinh doanh là điều tất yếu!

Trước đây, do ngành chức năng thả lỏng việc xử lý xe quá tải nên các đơn vị vận tải hầu như đều chở quá tải trọng cho phép gấp nhiều lần. Các loại hàng nặng như xi măng, sắt thép, gạch... thường chở quá tải gấp 3 lần; hàng tiêu dùng khác nhẹ hơn như quần áo, vải, nhôm, nhựa... cũng chở quá tải 1,5-2 lần, vì vậy, cước vận tải cũng theo đó mà hạ xuống. Tuy nhiên, hiện nay, khi các nhà xe phải hạ tải theo quy định, thì cước vận tải bị đẩy lên để bù chi phí. Tài xế xe tải 37C-03285 cho biết: “Xe tôi theo thiết kế chỉ chở được 7,4 tấn, nhưng từ trước đến nay, lúc nào cũng chở khoảng 18-20 tấn nên 1 tấn hàng nặng từ TP Hồ Chí Minh về Hà Tĩnh, trung bình cước chỉ khoảng 1,2 triệu đồng, tính ra, mỗi chuyến, tổng tiền cước khoảng 25 triệu đồng. Nhưng nay phải hạ tải, tôi chỉ chở đúng 7,4 tấn nên buộc phải nâng giá cước lên 3,5 triệu đồng/tấn”.

Chị Thanh - chủ đại lý gạch lớn nhất nhì TP Hà Tĩnh cho biết, các xe chở hàng cho chị cũng giảm tải xuống còn 1/3 tải trọng so với trước nên giá cước đội lên cao. Trước đây, 1 tấn gạch chở từ Vĩnh Phúc về Hà Tĩnh chỉ 350 ngàn đồng, nhưng nay lên đến 800-900 ngàn đồng. Tính ra, mỗi m2 gạch, giá cước vận chuyển tăng lên 10 ngàn đồng so với trước. “Giá cước tăng nên buộc chúng tôi phải tăng giá bán để bù lỗ chứ không phải mượn cơ hội này để tăng giá, chặt chém khách hàng” - chị Thanh chia sẻ.

Vật liệu xây dựng đội giá!

Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay, trên thị trường, một số mặt hàng tiêu dùng có yếu tố chịu cước vận tải đã bắt đầu tăng nhẹ; các loại vật liệu xây dựng (VLXD) như xi măng, sắt, thép, gạch ốp lát... đã tăng giá rất cao.

Cước vận tải tăng, thị trường hàng hóa biến động

Kho hàng trống rỗng của Công ty Bình Nguyên

Với một lượng xe ổn định và với việc luôn chở quá tải... ổn định ở mức vượt tải 1/3, lâu nay, đội ngũ xe vận tải VLXD luôn cung cấp đủ hàng với giá cả hợp lý cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, hiện nay, do hạ tải khá triệt để nên năng lực vận tải giảm còn 1/3, không những đẩy giá cước lên cao mà còn xảy ra tình trạng cung không đủ cầu, khiến giá VLXD tăng vọt. Hiện nay, các loại vật liệu như xi măng, sắt, thép, gạch ốp lát... đều tăng khoảng 200-300 ngàn đồng/tấn. Điển hình là giá xi măng. Đầu tháng 4, xi măng bán trên địa bàn Hà Tĩnh dao động ở mức 1.420-1.450 nghìn đồng/tấn, nay là 1.700 nghìn đồng/tấn. Thép Hòa Phát phi 10, từ 94 nghìn lên 97 nghìn đồng/cây; loại phi 12 từ 143 nghìn lên 152 nghìn đồng/cây. Thép Tisco phi 10, từ 98 nghìn lên 104 nghìn đồng/cây; phi 14, từ 202 nghìn lên 218 nghìn đồng/cây. Thép cuộn, từ 145 nghìn lên 147 nghìn đồng/yến...

Khảo sát một số khu vực, trong đó có 2 đơn vị tốp đầu về cung cấp VLXD trên địa bàn là Công ty Vận tải Viết Hải và Bình Nguyên, chúng tôi đều nhận thấy rằng, hàng hóa trong kho của các doanh nghiệp này chỉ còn lại rất ít. Lãnh đạo các công ty này cho biết, từ sau khi thực hiện cân xe quá tải đến nay, hàng nhập về kho giảm khoảng 2/3 so với trước. Hiện các DN đang tính phương án đầu tư thêm xe vận tải và tìm hiểu phương thức vận tải khác để có thể đáp ứng đủ nhu cầu người tiêu dùng...

Với thực tế hiện nay, hàng hóa tăng giá cũng là điều dễ hiểu. Không phải DN tăng giá theo kiểu “té nước theo mưa”, mà trên thực tế, do chi phí vận tải tăng nên buộc họ phải tăng giá bán để bù cước vận tải. Và, với hàng nghìn mặt hàng tiêu dùng đang chịu cước vận tải cao do phải vận chuyển từ các nơi xa về như hiện nay, thì việc đối mặt với “cơn bão giá” trong thời gian tới là điều có thể!

Ông Phạm Ngọc Quyết - Chánh thanh tra Sở GTVT:

Cùng với cả nước, thời gian qua, tỉnh ta đã thực hiện nghiêm việc cân xe quá tải nên tình trạng xe quá tải, đặc biệt là xe chở VLXD đã được kiểm soát. Thời gian tới, chúng tôi vẫn tập trung cân xe 24/24h; kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm để lập lại kỷ cương trong việc chấp hành pháp luật đối với lĩnh vực vận tải.

Ông Nguyễn Văn Dũng - Phó Giám đốc Sở Công thương:

Với thực tế như hiện nay, cước vận tải tăng cao nên kéo theo hàng tiêu dùng tăng cao là điều tất yếu. Trước mắt là các mặt hàng nặng như xi măng, sắt, thép, gạch ngói..., nhưng thời gian ngắn tới, nhiều hàng hóa khác cũng sẽ tăng vì thực tế giá đầu vào tăng. Trước thực tế này, chúng tôi đang chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, giám sát, tránh tình trạng tư thương lợi dụng dịp này để tăng giá quá mức, “chặt, chém” khách hàng...

Ông Phạm Hữu Bính - Doanh nghiệp vận tải:

Trước đây, khi Nhà nước chưa cân xe quá tải, xe nào cũng chở hàng gấp 3 lần tải trọng cho phép. Nhưng nay, hàng giảm xuống còn 1/3 so với trước, trong khi các chi phí cho 1 chuyến vận chuyển vẫn cơ bản như cũ nên chúng tôi phải tăng giá cước để bù vào. Vì vậy, tất cả các mặt hàng vận tải ở xa về đều ảnh hưởng. Với đà này, không chỉ VLXD, mà thời gian ngắn nữa, ngay cả cái đinh cũng tăng chứ đừng nói đến các hàng hóa lớn khác.

 
Chính Thu - Đức Thiện
Nguồn baohatinh.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập370
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại864,064
  • Tổng lượt truy cập92,037,793
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây