Học tập đạo đức HCM

Đầu tư 600 tỷ đồng giúp nông dân nuôi bò chuyên nghiệp

Chủ nhật - 17/03/2013 12:06
Bắt đầu từ năm 2009, với chiến lược phát triển toàn diện mà phát triển vùng nguyên liệu bền vững là một phần quan trọng trong đó, Công ty CP Sữa Quốc tế (IDP) đã triển khai chương trình phát triển Nông trại bò sữa Việt Love’in Farm với tổng kinh phí đầu tư 600 tỷ đồng.
Qua ba năm thực hiện giai đoạn một (2009-2012) tại Ba Vì, chương trình đã thực sự mang lại những thay đổi lớn trong phát triển kinh tế của người nông dân cũng như chuyên nghiệp hóa nghề chăn nuôi bò.
 
Việc làm thiết thực đầu tiên của chương trình là đồng hành cùng nông dân bò sữa vượt qua dư chấn của cơn bão Melamine cuối năm 2008. Tại thời điểm đó, cả một vùng chăn nuôi bò sữa tại Ba Vì điêu đứng, sữa đổ trắng đồng vì không ai thu mua, nông dân bán bò bỏ nghề. Khi nghi án Melanine được gỡ bỏ thì nông dân lại đứng trước bài toán gây dựng lại đàn bò như cũ thì vốn ở đâu? Chung tay chia sẻ khó khăn cùng nông dân, chương trình Nông trại bò sữa Việt đã tiến hành cho nông dân vay 20 triệu VNĐ/con để mua bò không tính lãi, thu hồi trong 18 tháng qua sản phẩm sữa tươi thu được. Chi phí mua những dụng cụ nuôi bò hay xây dựng chuồng trại khác cũng được hưởng chung chính sách như mua bò. Việc hỗ trợ cho vay không lãi suất và thu hồi bằng sản phẩm là một giải pháp hỗ trợ rất thực tế cho người nông dân bò sữa chuyên tâm với nghề.
 
Nông dân nuôi bò theo quy trình nghiêm ngặt trong bộ tiêu chuẩn Love'in Farm
Nông dân nuôi bò theo quy trình nghiêm ngặt trong bộ tiêu chuẩn Love'in Farm
 
Trong giai đoạn 1 chương trình đã tiếp cận và hỗ trợ khoảng 2.500 hộ nông dân, phát triển đàn bò tăng trưởng 300% so với năm 2008 với tổng đàn bò lên tới 10 ngàn con. Với việc tăng trưởng số lượng đàn bò lên tối thiểu 6-8 con/hộ chính là mô hình chuẩn để nông dân bắt đầu làm ăn có lãi chứ không ở mức lấy công làm lời như trước kia.
 
Điểm sáng trong chương trình Nông trại bò sữa Việt là việc bắt đầu chuẩn hóa quy trình chăn nuôi bò sữa tới từng người nông dân thông qua việc áp dụng bộ tiêu chuẩn Love’in Farm. Định kỳ một năm 2 lần, IDP tổ chức các lớp đào tạo nông dân học và làm theo những quy chuẩn nghiêm ngặt từ điều kiện chuồng trại, dinh dưỡng, vắt sữa cho tới trại thu gom, quy chuẩn phương tiện vận chuyển…Không những thế hàng tuần vẫn có hàng chục cán bộ kỹ thuật của IDP xuống từng nông trại để kiểm tra đảm bảo người dân đang thực hành chăn nuôi bò đúng chuẩn.
 
Từ sự nỗ lực trợ giúp nông dân, IDP đã giải quyết công ăn việc làm cho hơn 1.000 lao động nông thôn. Chất lượng sữa đã được nâng lên rõ rệt, người dân được thu mua giá sữa cao, kinh tế của người nông dân bò sữa ngày một ổn định. Hiện nay, lợi nhuận từ 1 con bò sữa đã đạt từ 18 triệu - 20 triệu đồng/năm.
 
Trên cơ sở này, bước sang giai đoạn hai 2013 -2020, IDP sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình Nông trại bò sữa Việt Love’in Farm đến nhiều tỉnh thành khác trên cả nước như Gia Lâm (Hà Nội), Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Hà Tây, Lâm Đồng, Vũng Tàu, Củ Chi (Tp Hồ Chí Minh)…
 
Dự kiến đến năm 2020, IDP sẽ hợp tác thu mua sữa tươi chất lượng cao từ đàn bò lên tới 50 ngàn con, với sản lượng sữa trung bình đạt 450 tấn/ngày – 500 tấn/ngày. Nguồn nguyên liệu làm ra từ những “Nông trại bò sữa Việt Love'in Farm" theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế đảm bảo cho ra những sản phẩm sữa với chất lượng dinh dưỡng cao; mang từng giọt sữa không chỉ đảm bảo về chất lượng, mà còn chứa đựng tình yêu lao động, cần cù của người nông dân Việt Nam đến với người tiêu dùng
Theo dantri.com.vn
 Tags: phát triển

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập211
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm207
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại189,379
  • Tổng lượt truy cập90,252,772
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây