Học tập đạo đức HCM

Đẩy mạnh cơ giới hóa trên đồng ruộng

Thứ tư - 24/04/2013 02:56
Ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang đang triển khai Đề án hỗ trợ đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn giai đoạn 2012 - 2015 với các chính sách hỗ trợ nông dân đầu tư mua máy gặt đập liên hợp (GĐLH) nhằm nâng cao tỷ lệ thu hoạch lúa bằng cơ giới. Theo kế hoạch sẽ hỗ trợ mua thêm 100 máy GĐLH, đảm bảo đủ phục vụ SX.

Nỗi lo thiếu máy

Vụ lúa ĐX 2012 - 2013, tuy được xuống giống trong vòng 3 đợt nhưng với đặc thù mùa lũ năm nay nhỏ nên bà con tranh thủ xuống giống tập trung ngay trong đợt 1 và 2. Theo Sở NN-PTNT Hậu Giang, tổng diện tích xuống giống vụ ĐX vừa qua trên 80.000 ha, vượt 2,3 % kế hoạch. Tuy có sự chuẩn bị ngay từ đầu, nhưng một số địa phương vẫn không tránh khỏi tình trạng lúa chín rục phải nằm đồng do thiếu máy GĐLH.

Trong vụ lúa ĐX này, nhiều cánh đồng của tỉnh xuống giống đồng loạt nên phải thu hoạch cùng lúc. Đặc biệt là trong những năm gần đây, người dân có nhu cầu cắt lúa bằng máy GĐLH để bán lúa tươi ngay tại ruộng khá lớn.


Hậu Giang hỗ trợ mua thêm 100 máy GĐLH, đảm bảo đủ máy phục vụ SX

Trong khi vào giai đoạn thu hoạch rộ, nhu cầu nhân công, trang thiết bị máy móc tăng cao. Trước tình hình đó, ngành nông nghiệp tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với ngân hàng trong quá trình thẩm định hồ sơ, thủ tục và đẩy nhanh tiến độ giải ngân cho người dân mua máy GĐLH theo đề án cơ giới hóa.

Đồng thời, khuyến cáo các địa phương cần chủ động huy động, kêu gọi máy móc và cách “giữ chân” chủ máy gặt phục vụ cho người dân địa phương. Vì thế mà có lúc cao điểm, số lượng máy GĐLH từ các tỉnh bạn được huy động về các cánh đồng lúa trên địa bàn hàng trăm máy, chưa kể là số máy hiện có của tỉnh trên 150 máy, bao gồm số máy được các địa phương giải ngân theo đề án cơ giới hóa giai đoạn đầu.

Theo ước tính của ngành nông nghiệp tỉnh, có trên 80% diện tích lúa ĐX của nông dân tỉnh nhà đã được thu hoạch bằng máy GĐLH.

Tạo điều kiện tốt cho nông dân

Vào thời điểm ngành nông nghiệp chuẩn bị lập đề án cơ giới hóa, Hậu Giang chỉ có trên 120 máy GĐLH, đáp ứng được khoảng 26% diện tích lúa thu hoạch bằng máy. Nếu tính luôn tỷ lệ 17% diện tích do các máy làm dịch vụ từ các tỉnh bạn chuyển sang thì toàn tỉnh có khoảng 43% diện tích lúa được thu hoạch bằng máy GĐLH. Con số này còn thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 70% của khu vực ĐBSCL.

Từ đó, khi bắt tay xây dựng hợp phần hỗ trợ nông dân mua máy GĐLH và các thiết bị khác thực hiện cơ giới hóa SX lúa thuộc Đề án hỗ trợ đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2012 - 2015, Sở NN-PTNT đã mạnh dạn đề xuất trang bị thêm 100 máy GĐLH để phân bổ chỉ tiêu cụ thể cho từng huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn thực hiện.

 

"Bên cạnh đó, các địa phương cũng đã linh hoạt điều tiết máy móc trên từng cánh đồng nên tránh được tình trạng nơi thừa, nơi thiếu máy. Nhờ vậy mà đã phần nào giải quyết tình trạng “quá tải” máy GĐLH thu hoạch lúa trong dân", ông Lê Văn Đời.

Đến nay, các địa phương trong tỉnh đã giải ngân cho nông dân mua được 68 máy GĐLH, trong đó có 65 máy đã đưa vào sử dụng. Nhờ đó, đã nâng tổng số máy hiện có của tỉnh lên 218 máy, bao gồm 23 máy người dân mua ngoài đề án. Địa phương hiện có số lượng máy GĐLH nhiều nhất là huyện Vị Thủy.

Bà Trần Hồng Tim, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Vị Thủy cho biết, đến thời điểm này huyện đã giải ngân xong số lượng máy GĐLH mà tỉnh giao chỉ tiêu thực hiện theo đề án. Với số lượng máy hiện có là 104 chiếc, kết hợp với lượng máy huy động từ các tỉnh bạn về thì khả năng Vị Thủy không còn thiếu máy trong các vụ lúa tới.

Ông Lê Văn Đời, PGĐ Sở NN-PTNT Hậu Giang cho biết, sau khi đề án cơ giới hóa chính thức được phê duyệt vào cuối năm 2012, các địa phương trong tỉnh đã tranh thủ triển khai thực hiện theo chỉ tiêu phân bổ để kịp thời đưa máy vào sử dụng trọng vụ lúa ĐX.

Theo Nongnghiep.vn

 Tags: hỗ trợ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập446
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm445
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại861,344
  • Tổng lượt truy cập92,035,073
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây